Sơ lược về thuật Kỳ Môn Độn Giáp

Kỳ Môn Ðộn Giáp là một môn cổ học tinh hoa của người Trung Hoa được phát minh vào khoảng 5 ngàn năm trước đây. Từ thời Hoàng Ðế lập quốc đã được sử dụng trong trận chiến với Si Vưu. Sau này, được các Thánh hiền khác như Thái Công, Lã Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng Khổng Minh, Lưu Bá Ôn phát triển và hoàn chỉnh thêm. Thời xưa, chủ yếu được dùng trong đấu tranh chính trị và quân sự. Hiện nay, bộ môn này đã được áp dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày nhưng vẫn mang nhiều nét huyền bí mà không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Tusachxua tìm hiểu sơ lược về thuật Kỳ Môn Độn Giáp.

1. Kỳ Môn Độn Giáp là gì?

kỳ môn độn giáp là gì

Kỳ Môn Độn Giáp còn được gọi là Kỳ Môn hoặc Độn Giáp. Theo khảo chứng, môn thuật số này được gọi là Âm phù vào đời Tần, Lục Giáp vào đời Hán Ngụy, Độn Giáp vào thời Tấn đến đời Tống. Từ Minh Thanh trở lại đây, môn thuật số này được gọi đầy đủ là KỲ MÔN ĐỘN GIÁP. Tên gọi này được hình thành từ 2 bộ phận: KỲ MÔN và ĐỘN GIÁP.

KỲ MÔN
Kỳ Môn được hợp bởi kỳ và môn , Kỳ là chỉ tam kỳ Ất Bính Đinh trong 12 thiên can. Người xưa cho rằng, mặt trời sinh ra từ Ất, Mặt trăng sáng từ Bính, Nam cực là Đinh, cho nên Ất là Nhật kỳ, Bính là nguyệt kỳ, Đinh là tinh kỳ. Trong Kỳ Môn Độn Giáp, tam kỳ phân bố trên thiên bàn và địa bàn, phương hướng gặp tam kỳ thường cát lợi. Ngoài tam kỳ ra còn có lục nghi, tức Mậu kỷ canh tân nhâm quý. Lục nghi cũng được phân bố trên thiên bàn và địa bàn mà vận chuyển. Môn là chỉ Bát môn: Hưu-Sinh-Thương-Đỗ-Cảnh-Tử-Kinh-Khai, bát môn phụ thuộc vào thời gian mà chuyển động. Tam kỳ hợp với bát môn gọi là Kỳ môn .
ĐỘN GIÁP
Cách gọi Độn Giáp hiện nay có hai cách giải thích. Một là độn có ngĩa là ẩn tàng, mang ý nghĩa Thần mật. Giáp chỉ thiên can đứng đầu, thống lĩnh các Thiên can khác, có vị trí chí tôn, nhưng do Giáp sợ gặp phải Canh, vì giáp thuộc mộc gặp canh kim tức bị khắc phạt, bởi vậy Giáp phải ẩn đi để tránh bị phạt. Trong 60 Giáp Tý tổng cộng có 6 giáp , được gọi là Thiên Ất quý nhân, khi tiến hành diễn hóa cách cục kỳ môn độn giáp, 6 Giáp ẩn dưới lục nghi. Giáp Tý ẩn dưới 6 Mậu. Giáp Tuất ẩn dưới 6 Kỷ. Giáp Thân ẩn dưới 6 Canh. Giáp Ngọ ẩn dưới 6 Tân. Giáp Thìn ẩn dưới 6 Nhâm. Giáp Dần ẩn dưới 6 quý. Phương pháp trên được gọi là Độn Giáp. Hai là: Độn là chuyển rời. Trong kỳ môn, đem 6 Giáp phân bố vào cửu cung, đầu tiên là Giáp Tý, thứ đến là Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn và Giáp Dần. Như vậy ,từ thao tác trên có thể tháy được việc chuyển rời 6 Giáp, nên được gọi là Độn Giáp .
Như trên đã trình bày, Kỳ Môn Độn Giáp bao gồm Tam Kỳ, Bát Môn và Độn Giáp.

2. Nguồn gốc của Kỳ Môn Độn Giáp

Nguồn gốc của Kỳ Môn Độn Giáp

Kỳ Môn Độn Giáp ra đời từ thời đại nào, khi nào thì được xem như thuật dự đoán? Cho đến nay giới học thuật vẫn chưa có kết luận chắc chắn.

Triệu Phổ thời Tống có soạn “Yên ba điếu tẩu ca”, bên trong đề cập tới: “Hoàng Đế Hiên Viên chiến Xi Vưu, tranh giành trung nguyên khổ cực không thôi, bỗng nhiên mơ thấy thiên thần trao cho bùa và thần chú, lập đàn tế lễ thành tâm tu luyện, rồng thần vác bức đồ bay ra khỏi lạc thủy, phượng hoàng sặc sỡ ngậm sách bay trong mây xanh biếc, vì thế lệnh cho Phong Hậu suy diễn thành văn, kỳ môn độn giáp ra đời từ đó.
Học giả xưa nay đều dựa trên câu chuyện này đề truy khảo nguồn gốc của Kỳ Môn Độn Giáp.
Đoạn ca quyết này ý là nói Kỳ Môn Độn Giáp lấy được từ trong giấc mơ, khi mà Hoàng Đế đánh Xi Vưu, cách nói này hiển nhiên là không thể tin, nhưng nguồn gốc chắc chắn của Kỳ Môn Độn Giáp chính là từ việc bày binh bố trận trong chiến tranh cỗ đại.
Xem xét từ thời điểm mà âm dương ngũ hành, thiên can, địa chỉ, hà đồ, lạc thư cùng với cửu cung bát quái hoàn chỉnh mà nói, khả năng kỳ môn độn giáp được phát minh ra từ thời Xuân thu Chiến quốc là rất cao. Vào thời Xuân thu Chiến quốc, ngũ bá tranh hùng, bảy nước hợp lực nhiều năm liền chiến tranh với quy mô lớn một cách không ngừng nghỉ, kỳ môn độn giáp chính là vì nhu cầu thích ứng với bày binh bố trận trong chiến tranh cổ đại, điểm này là mấu chốt quan trọng của việc học kỳ môn độn giáp.
Cũng chính là nói, ký hiệu trongKỳ Môn Độn Giáp, ban đầu thực ra chỉ là thuật ngữ quân sự để vận dụng, hiểu được ý nghĩa ban đầu của những ký hiệu dự đoán trong kỳ môn độn giáp, việc học tập sẽ trở nên rất nhẹ nhàng. Tương truyền khi Hoàng Đế sai Phong Hậu sáng lập kỳ môn độn giáp, tổng cộng có 4320 cục, sau này bỏ bớt đi còn 1080 cục, thái công Khương Thượng vì nhu cầu hành quân bố trận mà tiếp tục lược bỏ bớt đi còn 72 cục. Trương Lương thời nhà Hán sau khi được Hoàng Thạch Công truyền thụ, lại tiến hành cải cách thành hiện nay chúng ta đang sử dụng, âm độn chín cục và dương độn chín cục, tổng cộng hết thảy 18 cục.
Trong lịch sử truyền dạy Kỳ Môn Độn Giáp, đã cải tiến và hoàn thiện không ngừng, ví dụ như: chín sao thiên bàn trong kỳ môn độn giáp, truyền thuyết kế lại rằng, khi thiên văn học gia Trương Hành nhà Hán vận dụng thuật độn giáp để nghiên cứu vận hành của thiên thể đã hoàn thiện Kỳ Môn Độn Giáp, còn tám cửa nhân bàn thì do Gia Cát Lượng Khổng Minh thời Tam quốc dựa trên nhu cầu chiến tranh mà đem bát quái suy diễn thành tám cửa, phân bố ở trong cửu cung bát quái. “Tam quốc diễn nghĩa” còn giới thiệu Gia Cát Lượng tại Ngư Phúc Phố thuộc Di Lăng bày ra thạch trận, phân làm tám cửa khai, hưu, sinh, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, cũng chính là bát trận đồ nỗi tiếng gần xa.
Kỳ Môn Độn Giáp có nhiều cách gọi khác nhau tùy từng thời kỳ lịch sử, thời kỳ Chu Tần gọi là Âm Phù Kinh, sau Tam quốc đặt tên là lục giáp, thời Tống lại xưng là Độn Giáp, thời Minh Thanh cho đến nay thì gọi là Kỳ Môn Độn Giáp.
 
Kỳ Môn Độn Giáp phân ra làm hai nhánh lớn: Một là kỳ môn số lý, một nữa là kỳ môn pháp thuật.
    • Kỳ môn số lý chính là thuật dự đoán kỳ môn tiên tiến, phân làm bốn loại niên gia, nguyệt gia, nhật gia và thời gia, dựa trên cách sắp xếp cũng có thể phân thành cách xoay cung và cách phi cung (sách này sẽ giảng kỳ môn thời gia, cách xoay cung).
    • Kỳ môn pháp thuật phần lớn thuộc về đạo giáo, lưu truyền trong dân gian, pha trộn với đạo thuật, vẽ bùa làm phép, cho đến nay vẫn có người kế thừa, đa số là trừ tai họa giải nạn cho người ta, không bằng lòng tiết lộ cho người đời.

3. Cách lập một hệ thức Độn Giáp

Muốn lập Hệ thức Độn giáp, phải có:

Biết năm, tháng, ngày, giờ để tính can chi, xem can ngày để tính được nguyên nào:

  • Can Giáp Kỷ gia với Tý Ngọ Mão Dậu là Thượng nguyên
  • Can Giáp Kỷ gia với Dần Thân Tỵ Hợi là Trung Nguyên
  • Can Giáp Kỷ gia với Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ nguyên

Rồi tra tiết khí trong năm, qua đó tính được âm hay dương độn và mấy cục.

Bảng tiết khí

Ví dụ xem giờ Giáp Tý, ngày Giáp Tý, tháng Mậu Dần năm Ất Dậu (sau giao thừa tết Ất Dậu, 09/02/2005):

Ngày Giáp Tý thuộc Thượng Nguyên, tiết Lập xuân, nên có Dương độn 8 cục.

Lập được bảng Lục nghi, Tam kỳ.

Giờ là Giáp Tý, xác định Trực phù là Thiên Nhậm, Trực sử là cửa Sinh.

Lập công thức Độn giáp là Thiên Nhậm / 8 và sinh môn /  8.

Sau đó an và phân tích vị trí các cửa, các sao và các thần, trên cơ sở Dịch lý, Dịch số tiến hành phân tích và đoán giải.

4. Cách xem đoán một hệ Độn Giáp

Có nhiều cách xét đoán một hệ thức Độn Giáp như: Xem tổng quát, xem thân thế và vận hạn một người, xem từng sự việc, xem theo cách bói Dịch, xem về cách dụng binh và xem các cách đặc biệt….

  • Tổng quát: Là xét vế can của giờ xem. Lối coi này được dùng khi cần coi cấp tốc các việc bất thường xảy ra như nghe một hung tin, bị máy mắt trước khi xuất hành hay trước khi việc gì nghi ngờ mà không tùy thuộc nơi mình. Người coi căn cứ vào giờ ra thuộc can nào (Ất, Bính Đinh…) và căn cứ vào các sao thuộc vòng cửu tinh, Trực phù lạc vào cung nào mà có phương án đoán giải.
  • Thân thế và vận hạn của một người: Là cách lập lá số độn giáp rồi xét mệnh chủ, nghi kỳ, xét bản mệnh… Cách xem này tương tự như xem Tử vi, Tử bình, Bát tự hà lạc…
  • Từng sự việc: Là sự báo về từng sự việc cụ thể như thời tiết (xem mưa hay tạnh ráo), xem gia trạch cát hung, xem thi cử, xem có thăng chức hay đổi rời chỗ làm, hôn nhân, bệnh tật, kiện tụng,…
  • Theo cách bói Dịch: Là căn cứ hệ thức độn giáp, qui về một quẻ Dịch, nạp giáp cho quẻ, an hào thế và hào ứng, an lục nhâm, lục thú… rồi tiến hành xét đoán như Bói Dịch.
  • Ngoài ra còn có xem về cách dụng binh (phân chia chủ khách, bát tướng lâm Bát môn) và xem về các cách đặc biệt của hệ thức độn giáp.

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

098 164 0961