3 Cuốn sách cực quý tìm hiểu về ẤN TRIỆN VIỆT NAM

3 Cuốn sách cực quý tìm hiểu về ẤN TRIỆN VIỆT NAM

Ấn Triện luôn là đề tài rất được quan tâm, nó gắn liền với bề dày lịch sử Việt Nam cũng như mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng nước ta. Các thư tịch cổ đã chép lại rằng các Lạc Tướng từ thời cổ đại đã có ấn đồng dây thao xanh (đồng ấn thao thụ). Những con dấu gốm đã được tìm trong văn hóa Hoa Lộc, văn hóa Bàu Tró. Thời phong kiến, mỗi một chức quan trong cấp chính quyền hay qua các triều đại Việt Nam đều có những con dấu riêng biệt. Văn hóa Đạo giáo, Phật Giáo cũng gắn liền với hệ thống ấn triện đặc trưng, các con dấu đều mang các ý nghĩa khác nhau, được triện lên các văn bản như Sớ, Điệp, Trạng,… Ngày nay, Ấn Triện chủ yếu được áp dụng trong văn hóa tín ngưỡng. Mỗi một ngôi chùa hay các đạo gia đều mong muốn có riêng cho mình một ấn triện riêng mang đậm nét cá nhân cũng như các loại ấn triện thông dụng (như ấn Liên Hoa, Ngọc Hoàng, Trần Triều,…)
Vậy lịch sử hình thành hệ thống ấn triện Việt Nam như thế nào? Ý nghĩa của từng con dấu ra sao? Hãy cũng Tusachxua khám phá sự bí ấn của Ấn Triện thông qua 3 cuốn sách quý sau đây.

I – Ấn chương Việt Nam

Cuốn sách giới thiệu tình hình Ấn chương từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX thông qua các sưu tập và nghiên cứu Ấn chương của nhà vua và các quan chức ở triều đình cùng với các quan chức ở địa phương Việt Nam. Trong sách có rất nhiều ảnh ấn chương minh họa.
“Đây là một công trình nghiên cứu công phu mà tác giả đã hoàn thành, có đóng góp lớn cho việc xây dựng bộ môn Ấn chương học Việt Nam. Về bộ môn này thì đây là công trình đầu tiên; không có gì có thể so sánh được…”

II – Thần tiêu ngọc cách công văn (Việt ngữ, chữ Nho)

Cuốn sách dành riêng cho các quý thầy đạo giáo dùng để tra đạo hiệu, tra di cung hoán số cấp sắc cho đệ tử, hơn thế nữa sách còn trình bày đầy đủ 60 dấu bản mệnh theo lục thập hoa giáp. “Thần Tiêu Ngọc Cách Công Văn” bao gồm 2 phiên bản Chữ Nho và Quốc Ngữ được dịch bởi Pháp Sư Huyền Trí. Cả 2 cuốn đều được trình bày rất cụ thể, đầy đủ, hình minh họa các ấn bản mệnh được in sắc nét.

III – Công văn thiện bản (chữ Nho)

Đây là 1 trong bộ đôi “Tâm Nang – Thiện Bản” bao gồm gồm trên 300 mẫu sớ, điệp, trạng, tráp, hịch… dùng cho nhiều lĩnh vực thiết yếu. Công văn thiện bản ngữ nói về việc sử dụng ấn triện, vị trí ấn triện trong các bản sớ, điệp, trạng,… theo cách người xưa.

Hy vọng 3 cuốn sách trên sẽ phần nào giúp bạn tìm hiểu được lịch sử ấn triện Việt Nam cũng như ý nghĩa ấn triện, cách sử dựng chúng trong tín ngưỡng Phật Giáo, Đạo Giáo Việt Nam!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.