Ngày hoàng đạo và ý nghĩa xem ngày tốt xấu

Theo quan niệm dân gian Việt Nam ngày hoàng đạo được xem là ngày may mắn,  đại cát đại lợi và được thần linh bảo hộ nên thường được chọn để thực hiện các việc trọng đại. Vậy ngày hoàng đại là gì? Ý nghĩa thực sự của nó như thế nào. Hãy cùng Tusachxua tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngày hoàng đạo là gì?

Theo thiên văn học cổ đại, quỹ đạo chuyển động của mặt trời được gọi là “Hoàng Đạo”. Người ta dựa vào quỹ đạo của mặt trời trong một năm để biết được hướng di chuyển của mặt trời, từ đó nhận biết sự thay đổi khác biệt giữa 4 mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông), sự thay đổi giữa ngày và đêm, và sự biến đổi của thời tiết, khí hậu trên trái đất.

Ngày hoàng đạo

Theo quan niệm xưa của người Việt Nam, mặt trời còn được gọi là ông Trời. Ở đây, mặt trời là vật hữu hình, còn ông Trời là vô hình. Ông Trời là người cai quản mọi việc trên đời này từ hạnh phúc, hoan hỉ… cho đến chuyện vui buồn, đau khổ, họa phúc… Trên đường đi của ông Trời sẽ có các vị thần phụ giúp, các vị thần này là các vì sao trên bầu trời. Trong 12 giờ, các vị thần sẽ luân phiên trực một giờ. Trong số các vị thần này sẽ bao gồm các vị thần ác (thần xấu) và các vị thần thiện (thần tốt). Những ngày và khung giờ có vị thần ác cai quản sẽ được coi là hắc đạo, ngược lại, những ngày và khung giờ có thần thiện cai quản sẽ được coi là hoàng đạo. Do đó, chúng ta có ngày hoàng đạo (ngày tốt), ngày hắc đạo (ngày xấu) và giờ hoàng đạo (giờ tốt), giờ hắc đạo (giờ xấu).

Vậy ngày hoàng đạo là gì? Ngày hoàng đạo là ngày tốt, ngày lành, ngày đại cát đại lợi và được thần thiện (thần tốt) cai quản. Ngày hoàng đạo thường được chọn làm ngày để thực hiện những việc trọng đại với một cá nhân hoặc tập thể. Theo quan niệm xưa, mọi việc tiến hành trong ngày hoàng đạo sẽ đều diễn ra suôn sẻ, như ý muốn và thành công. Đây là lý do tại sao ngày hoàng đạo thường được chọn để tiến hành những công việc quan trọng như làm ngày kết hôn, ngày khởi công xây nhà, ngày khai trương cửa hàng…

Trái ngược với ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo là ngày mà thần ác cai quản, không ai có thể ngăn chặn được vị thần này. Do vậy, người ta thường tránh làm những việc quan trọng như xây nhà cửa, cưới xin, khai trương cửa hàng, mở công ty… để tránh gặp phải điều xui xẻo, vận đen và sự thất bại.

Các ngày hoàng đạo và hắc đạo trong năm

Những ngày hoàng đạo

  • Tháng Giêng (tháng 1), 7: Ngày Tý, Sửu, Tỵ, Mùi.
  • Tháng 2, 8: Ngày Dần, Mão, Mùi, Dậu.
  • Tháng 3, 9: Ngày Thìn, Tỵ, Dậu, Hợi.
  • Tháng 4, 10: Ngày Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu.
  • Tháng 5, 11: Ngày Thân, Dậu, Sửu, Mão.
  • Tháng 6, tháng Chạp (tháng 12): Ngày Tuất, Hợi, Mão, Tỵ

Những ngày hắc đạo

  • Tháng Giêng (tháng 1), 7: Ngày Ngọ, Mão, Hợi, Dậu.
  • Tháng 2, 8: Ngày Thân, Tỵ, Sửu, Hợi.
  • Tháng 3, 9: Ngày Tuất, Mùi, Sửu, Hợi.
  • Tháng 4, 10: Ngày Tý, Dậu, Tỵ, Mão.
  • Tháng 5, 1: Ngày Dần, Hợi, Mùi, Tỵ.
  • Tháng 6, tháng Chạp (tháng 12): Ngày Thìn, Sửu, Dậu, Mùi.

Cách tính giờ hoàng đạo và hắc đạo trong từng ngày

Theo quan niệm, trên trời có 28 vì sao chiếu mệnh là nhịp thập bát tú. Trong đó, được chia làm 2 sao tốt và xấu.

  • Giờ tốt là những giờ thuộc cung của sao tốt.
  • Giờ xấu là những giờ thuộc cung của sao xấu.

Tùy vào tính chất cũng như mức độ của sao để xác định nó tốt trong lĩnh vực nào. Ví dụ như Sao Lâu tốt cho công việc liên quan tới lĩnh vực xây dựng, Sao Bích lại tốt trong công việc cưới hỏi,..

Để xác định được giờ hoàng đạo, người xưa thường dựa vào mỗi câu lục bát có 14 chữ.

Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chữ 3 chỉ giờ Tý, chữ thứ 4 chỉ giờ Sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ Tý, Sửu, Dần, Mão… xem trong bảng dưới đây, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ “Д thì đó là giờ hoàng đạo.

Giờ hoàng đạo

Ý nghĩa của việc xem ngày tốt xấu

ý nghĩa xem ngày

Trong một năm, ít nhiều sẽ đều có những ngày lành tháng tốt. Nhưng cũng có những ngày, tháng mà ta được cho là không tốt mà người ta thường hay kiêng kỵ. Nếu chọn ngày đúng ngày tốt để làm mọi việc thì sẽ giúp cho gia chủ tất cả đều gặp thuận lợi. Ngược lại, chọn những ngày cần tránh sẽ không mang lại điều may mắn. Có thể còn khiến mọi việc gặp nhiều bất lợi, trục trặc hơn.

Phật giáo không có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu mà ngày nào cũng có thể trở thành tốt hoặc xấu tùy theo suy nghĩ, lời nói và hành động thiện hay ác của chúng ta. 

Trước lúc khởi sự làm bất cứ công việc gì, mọi người đều có chánh kiến đều không quan trọng vấn đề coi ngày mà cần vận dụng chánh tư duy suy xét kỹ lưỡng để thấy việc mình sắp làm là đúng, lợi mình và lợi người. Vậy nên việc coi ngày hoàng đạo cũng dần trở thành một phong tục tập quán của người Việt.

Tham khảo thêm: Những cuốn sách xem ngày theo quan niệm dân gian

Trên đây là những thông tin về ngày hoàng đạo mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.