Ngũ hành trong phong thủy chính là năm yếu tố cơ bản cấu tạo nên mọi vật chất trên thế gian là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vậy năm yếu tố này trong ngôi nhà của bạn tương ứng với những thứ gì và ảnh hưởng của chúng ra sao? Hãy cùng Tusachxua khám phá trong bài viết này:
Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là 5 hành tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo thuyết ngũ hành, vạn vật trên vũ trụ này đều được tạo ra từ 5 hành tố này. Các yếu tố này đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và có những tính chất riêng.
-
Hành kim tượng trưng cho kim loại, có tính chất thu lại
-
Hành mộc tượng trưng cho cây, có tính động, khởi đầu.
-
Hành thổ tượng trưng cho đất, có tính sinh sản, nuôi dưỡng
-
Hành thủy tượng trưng cho nước, có tính tàng chứa
Nguồn gốc của ngũ hành
Đặc tính của ngũ hành
- Lưu hành nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong vạn vật trong không gian và thời gian. Ví như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy mọi thứ nó đi qua.
- Luân chuyển nghĩa là 5 vật chất luân chuyển tự nhiên ví như hành mộc cây sẽ từ bé mà lớn lên.
- Biến đổi nghĩa là 5 vật chất sẽ biến đổi ví như lửa đốt cháy mộc hóa thành than, hay mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà, hay kim trong lòng đất được khai thác và chế biến thành công cụ có ích….
4 quy luật của ngũ hành
Ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh là gì? Ngũ hành tương sinh là những mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Sự tuần hoàn này được duy trì từ đời này sang đời sau để tồn tại và không bao giờ kết thúc.
Quy luật tương sinh cũng có thể được sử dụng để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như sự biến hóa của ngũ hành.
-
Mộc sinh Hỏa nghĩa là củi khô (hành Mộc) khi đốt cháy sẽ tạo ra lửa (hành Hỏa).
-
Hỏa sinh Thổ nghĩa là lửa (hành Hỏa) đốt cháy vật chất sẽ khiến chúng trở thành tro bụi, trở về với đất (hành Thổ)
-
Thổ sinh Kim nghĩa là đất (hành Thổ) chính là nơi lưu giữ kim loại (hành Kim)
-
Kim sinh Thủy nghĩa là kim loại (hành Kim) khi được nung nóng sẽ chuyển sang thể lỏng (hành Thủy)
-
Thủy sinh Mộc nghĩa là nước (hành Thủy) chính là nguyên liệu để duy trì sự sống và giúp cây cối phát triển, sinh sôi nảy nở.
Ngũ hành tương khắc
Trái ngược với tương sinh, ngũ hành tương khắc là mối quan hệ khắc chế, cản trở lẫn nhau của các yếu tố. Sự kết hợp hài hòa giữa tương sinh với tương khắc sẽ giúp cho hệ vật chất được cân bằng, vũ trụ duy trì được trạng thái tồn tại và vận động một cách tối ưu nhất.
Các mối quan hệ tương khắc giữa các hành gồm có: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy và Thủy khắc Hỏa.
Ngũ hành tương vũ và tương thừa
Bên cạnh mối quan hệ tương sinh, tương khắc phổ biến, thuyết ngũ hành còn có mối quan hệ tương vũ và tương thừa.
Tương vũ là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất, tương vũ là khắc không nổi bị phản phục lại. Còn tương thừa là mối quan hệ khắc chế quá mạnh, sự lấn áp quá lớn trở thành tương thừa.
Ví dụ như thông thường Thổ khắc Thủy. Nhưng vì một lý do nào đó làm Thổ giảm khắc Thủy (nói cách khác: Thủy “khinh lờn” Thổ) thì lúc đó gọi là Thủy vũ Thổ.
Tham khảo thêm: Top 5 cuốn sách Phong Thủy mà ai cũng cần
5 yếu tố ngũ hành ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở
Hỏa
Bất kỳ màu sắc nào có gốc từ màu đỏ, hồng hay tím, các thiết bị như đồ điện tử và những bức ảnh động vật… đều là đại diện của yếu tố “Hỏa”.
Sử dụng yếu tố hỏa trong nội thất là cách để giúp tăng sự phấn khích. Yếu tố phong thủy này cũng mang đến nguồn cảm hứng và một chút liều lĩnh.
Khi sử dụng quá nhiều yếu tố “hỏa” sẽ khiến cho con người ta có cảm giác bực bội, tức giận, không kiểm soát được hành vi… Ngược lại, khi có quá ít, sẽ khiến mọi thứ trở nên hời hợt, thiếu cảm hứng.
Tốt nhất khi trang trí nhà ở nên sử dụng những gam màu đại diện cho mệnh hỏa như đỏ, hồng, tím… để làm những điểm nhấn, những điểm cần thu hút sự chú ý cho ngôi nhà như sô pha, rèm cửa hoặc sử dụng các ánh đèn mang sắc màu ấm là những cách lựa chọn thông minh để tăng yếu tố “Hỏa” trong ngôi nhà của mình.
Thổ
Yếu tố “thổ” ảnh hưởng tới sức khỏe, tạo cảm giác yên ổn và cân bằng. Khi sử dụng quá nhiều trong không gian sống, con người sẽ rơi vào tình trạng nặng nề trong cảm xúc, buồn tẻ, uể oải. Còn ngược lại, chúng ta sẽ có cảm giác bối rối, hỗn loạn và không tập trung.
Đại diện cho yếu tố thổ trong ngôi nhà chính là các vật dụng băng gốm, gạch lát bằng đá, đất nung và các ắc độ của màu vàng, nâu.Ngoài ra những hình khối vuông và chữ nhật, bề mặt mỏng và phẳng cùng với những bức tranh phong cảnh cũng đại diện cho yếu tố thổ.
Kim
Hình tròn hay ovan, bất kỳ những yếu tố nào liên quan đến kim loại như sắt, thép, vàng, bạc hay aluminum, những viên đá, màu trắng, ghi, bạc hoặc các gam màu tông nhạt khác đều là đại diện cho yếu tố Kim trong ngôi nhà của bạn.
Yếu tố kim loại phản ánh sự minh bạch và logic. Nhưng khi quá nhiều, sẽ hình thành sự vô định, không có khả năng kiểm soát bản thân. Và ngược lại, cảm giác dễ nhận thấy là sự lạnh lẽo và thiếu tập trung.
Mộc
“Mộc” tạo ra sức mạnh của sự sáng tạo và phát triển. Nó đại diện cho sự sinh sôi, lớn lên, linh hoạt và nhạy cảm. Quá nhiều yếu tố “mộc” sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, cảm giác luôn không chủ động, thiếu sáng tạo và cứng rắn quá mức. Ngược lại, yếu tố này nếu quá ít sẽ khiến bạn luôn cảm thấy thất vọng, trì trệ và mâu thuẫn trong tư tưởng.
Để nhận biết yếu tố Mộc, hãy để ý đến những đồ vật màu xanh lá cây, những bó hoa tươi tắn, cây cối, hoa cỏ, những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, và những đồ đạc làm bằng gỗ.
Thủy
“Thủy” chính là nước. Màu sắc đại diện cho yếu tố này chính là màu xanh dương và màu đen, hình dáng đại diện cho Thủy chính là là hình tự do, không đối xứng.
Để thêm yếu tố thủy và cho không gian sống nhà mình bạn có thể sự dụng những đài phun nước, tiểu cảnh thác nước hay là một chiếc bể cá. Ngoài ra màu sắc đại diện cho yếu tố thủy dịu mắt nên có thể dễ dàng ấp dụng cho nhiều khu vực trong nhà như phòng ngủ, phòng khách…
Trong việc sử dụng yếu tố Thủy cho ngôi nhà thì cần chú ý những điểm sau:
– Sự cân bằng trong việc sử dụng yếu tố “thủy” sẽ mang tới cảm giác hứng thú, sự sâu sắc trong suy nghĩ và hành động.
– Quá nhiều yếu tố “thủy” sẽ tạo ra một cảm giác như bị chôn vùi, nặng nề…
– Trong khi đó, nếu quá ít, không gian sẽ trở nên cô độc, cách ly…
Hy vọng bài viết trên của Tusachxua sẽ giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản về ngũ hành là gì và ảnh hưởng của ngũ hành tới phong thủy nhà ở. Nắm được cách bài trí nhà cửa theo đúng phong thủy ngũ hành chính là cơ sở để giúp các thành viên trong gia đình luôn bình an, gặp được nhiều may mắn, phát tài, phát lộc. Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm: Sơ lược về phong thủy