Hi Di Trần Đoàn – Lão tổ của khoa tử vi đẩu số

Ở Việt Nam, trong những phương pháp tiên đoán số mệnh thì Tử vi là môn được biết đến rộng rãi bậc nhất. Người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn bói này được cho là Trần Đoàn, tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc. Ông là người có khả năng tiên tri siêu phàm.

Ở bài viết này hãy cùng Tủ sách xưa tìm hiểu Trần Đoàn tiên sinh là ai, những giai thoại  tại sao ông lại được biết đến là người đầu tiên khai sáng khoa tử vi đẩu số?

Trần Đoàn Tiên Sinh là ai?

Cụ Nguyễn Công Trứ có làm một bài ca trù vịnh Trần Đoàn như sau:

Sườn non bầu rượu túi thơ
Thảnh thơi ngồi gẫm cuộc cờ Trường An
Vạc Hậu Chu vừa khi mới đổi
Trần Hi Di lên ẩn núi Hoa Sơn
Mấy mươi năm trong cuộc bùn than
Lửa văn võ chưa rặc lò đan táo
Hà vật lão ẩu
Nặng trên vai hai chúa thái bình
Liếc trông chừng Tống nhật đã khai minh
Mây thúc quí hẳn từ rầy trong leo lẻo
Trần Kiều mộng lý giang sơn tiểu
Vãn quán xuân thâm nhật nguyệt trường
Rượu một bầu, thơ một túi, cờ một cuộc, cầm một xoang
Khi đắc ý gật trên lừa cười ra rả
Ngoài cung kiếm mặc ai xa mã
Luy trần bất đáo thử giang san
Trời riêng cho một cuộc nhàn.

Tiên sinh họ Trần, húy là Đoàn, tự Hi Di, người đất Hoa Sơn, ngày nay về phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây. Khi ra đời tiên sinh bị đẻ non tháng, nên mãi hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu liên miên. Năm tám tuổi, tiên sinh tỏ rõ năng khiếu thiên bẩm nên được thân phụ hết lòng truyền khoa Thiên văn và Lịch số.

Từ cổ xưa, kỳ sơn xuất Tiên nhân, các triều các đời đền có rất nhiều Đạo sĩ ẩn cư ở Hoa Sơn, Tiên phong Đạo cốt, tiêu diêu tự tại, trong đó có một vị Đạo sĩ nổi tiếng nhất là Trần Đoàn. Vị Đạo sĩ nổi tiếng trong Đạo giáo này thường được người thế gian coi là Thần Tiên, và được tôn xưng là Trần Đoàn lão tổ, Hi Di lão tổ…Trần Đoàn còn được coi là “Ông Tiên ngủ” giỏi ngủ nhất trong lịch sử.

Núi Hoa Sơn ở phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây, là Tây Nhạc trong Ngũ Nhạc. Ngọn núi chính của Hoa Sơn có chiều cáo 1997m so với mặt nước biển, độ cao của nó chỉ sau núi Bắc Nhạc Hằng Sơn trong Ngũ Nhạc. Hoa Sơn có thế núi hiểm trở, vùng vĩ, đứng đầu trong Ngũ Nhạc, được ca ngợi là “Kỳ hiểm thiên hạ đệ nhất sơn”. Từ cổ xưa, kỳ sơn xuất Tiên nhân, các triều các đời đền có rất nhiều Đạo sĩ ẩn cư ở Hoa Sơn, Tiên phong Đạo cốt, tiêu diêu tự tại, trong đó có một vị Đạo sĩ nổi tiếng nhất là Trần Đoàn. Vị Đạo sĩ nổi tiếng trong Đạo giáo này thường được người thế gian coi là Thần Tiên, và được tôn xưng là Trần Đoàn lão tổ, Hi Di lão tổ…Trần Đoàn còn được coi là “Ông Tiên ngủ” giỏi ngủ nhất trong lịch sử. Ở Trung Quốc từ thời Dân Quốc trở về trước, ông dường như là nhân vật mà nhà nhà đều biết, người người đều hay.

 

Bộ sách Tử Vi Đẩu Số - Hi Di Trần Đoàn
Bộ sách Tử Vi Đẩu Số – Hi Di Trần Đoàn, Link mua =>> Tại đây!

Tuổi thơ kỳ lạ

Trần Đoàn ngay từ rất nhỏ đã có rất nhiều trải nghiệm đặc biệt. Cậu sinh ra đã bị câm, mọi người đặt cho cậu cái tên “Bé Câm”. Đến năm 5, 6 tuổi cậu vẫn chưa biết nói. Nếu không gặp một cơ ngộ ngẫu nhiên thì trong lịch sử có thể đã thiếu mất rất nhiều truyền thuyết Thần Tiên và những câu chuyện thú vị.

Một ngày nọ năm cậu lên 6 tuổi, đang chơi ở bờ sông thì có một vị Tiên nhân tự xưng là Mao Nữ bế Trần Đoàn vào trong núi, và dùng quỳnh tương cho cậu uống. Thế là Trần Đoàn thấy trong lòng vui sướng, trí tuệ mở mang, và còn biết nói nữa. Mao Nữ lấy một cuốn sách đặt vào trong lòng cậu, lại tặng mấy câu thơ rằng: “Dược miêu bất mãn tứ, hựu cánh thướng nguy điên. Hồi chỉ quy khứ lộ, tướng tướng nhập thúy yên”.

Tạm dịch: “mầm thuốc chửa đầy rương, lại lên đỉnh núi cao. Chỉ con đường trở về, quan tướng vào khói xanh”.

Trần Đoàn trở về nhà, bỗng nhiên có thể đọc được 4 câu thơ này, cha me cậu vô cùng kinh ngạc, bèn hỏi: “Mấy câu thơ này là ai dạy con?”

Trần Đoàn nói duyên cớ, rồi lấy từ trong ngực ra cuốn sách, xem thì thấy đó là một quyển Chu Dịch. Trần Đoàn liền đọc được, hiểu được đại ý của Bát quái. Từ đó không sách gì là cậu không xem, riêng quyển Chu Dịch thì dẫu đứng ngồi cũng không lúc nào rời.

Ông Tiên ngủ

Người tu Phật tu Đạo thời xưa có một phương pháp tu luyện kỳ lạ, đó chính là ngủ trong thời gian dài, có người thậm chí ngủ liền mấy chục năm. Thời Ngũ Đại đến thời kỳ đầu nhà Tống có một người tu Đạo thích ngủ như thế tên là Trần Đoàn, mọi người gọi ông là Trần Đoàn Lão tổ hoặc Thụy Tiên (Ông Tiên ngủ). Ông thường xuyên nhắm mắt ngủ, thường là hàng tháng không dậy.

Sử sách ghi chép, Trần Đoàn là người Chân Nguyên, Hào Châu. Sau khi ra đời, ông không thể phát ra âm thanh. Lúc lên 4 tuổi, ông chơi đùa bên bờ nước xoáy, có bà lão áo xanh cho ông bú, từ đó trở đi ông có thể nói được, hơn nữa ngày càng thông minh dĩnh ngộ. Lớn lên, ông đọc kinh sử Bách gia, đọc một lần liền thuộc, trí nhớ siêu phàm. Nhưng Trần Đoàn chỉ một lòng mong muốn xuất thế, thế là ông bán hết gia tài ngao du sơn thủy, sau đó tên tuổi ông dần nổi danh.

Thời nhà Hậu Đường thời Ngũ Đại, Đường Minh Tông đích thân viết chiếu thư mời Trần Đoàn vào cung. Khi vào cung, ông chỉ chắp tay hành lễ mà không bái lạy. Nhưng Minh Tông đối đãi với ông lại ngày một cung kính hơn, đồng thời ban cho ông 3 cung nữ hầu hạ. Trần Đoàn từ chối rồi rời khỏi hoàng cung, ẩn cư ở vách núi Cửu Thất núi Võ Đang để tu hành, tổng cộng hơn 20 năm. Sau đó, ông lại đến động đá núi Hoa Sơn tiếp tục tu hành, có lúc ông ngủ hơn 100 ngày không dậy. Có lần, một tiều phu trông thấy ở vách núi có một người chết, đầu và mặt đầy đất. Nhìn kỹ, tiều phu nhận ra là Trần Đoàn Lão tổ. Sau một thời gian lâu Trần Đoàn mới tỉnh lại nói: “Ta ngủ đang ngon giấc, sao ông lại quấy nhiễu ta?”.

Ba đời Hoàng đế ra chiếu mời

Chu Thế Tông nhà Hậu Chu thích pháp thuật luyện đan dược thành vàng bạc của đạo sỹ, nghe nói đến đạo hạnh của Trần Đoàn, Thế Tông liền lệnh cho người đón ông vào cung sống hơn một tháng. Chu Thế Tông hỏi pháp thuật luyện vàng bạc, Trần Đoàn trả lời rằng: “Bệ hạ là chúa của bốn biển, nên để tâm dốc sức trị quốc, sao lại để ý đến những chuyện phương thuật luyện vàng bạc như thế này?” Chu Thế Tông không trách tội ông, trái lại còn bổ nhiệm ông làm Gián nghị Đại phu. Trần Đoàn tạ từ rồi ra đi.

Một hôm, Trần Đoàn cưỡi lừa, đang đi du ngoạn ở Hoa Âm, bỗng nhiên nghe nói Tống Thái Tổ đăng cơ rồi, ông liền vỗ tay cười lớn và nói: “Thiên hạ từ nay thái bình rồi”. Không lâu sau, Tống Thái Tổ hai lần triệu kiến ông, Trần Đoàn từ chối rằng: “Chiếu dụ Hoàng Đế, thôi đừng để phượng hoàng đem đến, một cái tâm nơi hoang dã đã bị mây trắng giữ chặt rồi”.

Sau khi Tống Thái Tổ qua đời, Tống Thái Tông lên ngôi cũng triệu kiến Trần Đoàn. Trần Đoàn đến yết kiến Thái Tông, Thái Tông đối đãi rất trọng thị. Mấy năm sau, Trần Đoàn lại đến yết kiến Thái Tông. Tể Tướng của Thái Tông là Tống Kỳ nói: “Trần Đoàn giữ mình thiện riêng, không để thế lực danh lợi can nhiễu, đó chính là ẩn sỹ ngoài cõi trần thế. Trần Đoàn cư trú ở núi Hoa Sơn đã hơn 40 năm, tính ra tuổi của ông đã gần 100 tuổi rồi. Trần Đoàn tự nói ông đã trải qua loạn thế thời Ngũ Đại, may mắn hiện nay thiên hạ thái bình, do đó đến triều đình yết kiến. Đàm đạo với ông quả là rất đáng nghe những suy nghĩ của ông”.

Thế là Tống Kỳ hỏi Trần Đoàn sao không truyền thụ phương pháp tu thân dưỡng tính. Trần Đoàn nói, bản thân ông không có phương thuật gì có thể truyền thụ, ông cho rằng: “Hiện nay chính là lúc vua tôi trên dưới đồng lòng tu đức, thay đổi cải cách, dốc sức quản lý thiên hạ, nỗ lực tu luyện cũng không vượt ra khỏi phạm vi này”. Tống Thái Tông cảm thấy rất đúng, xuống chiếu ban cho ông danh hiệu “Hy Di tiên sinh”, đồng thời ban cho ông một bộ áo tía, giữ ông ở lại hoàng cung, lệnh cho quan lại tu sửa Vân Đài Quán cho ông ở. Mấy tháng sau, Trần Đoàn rời đi.

Khả năng tiên tri siêu phàm

Trần Đoàn còn biết tâm ý con người. Trong trai phòng của ông có một chiếc gáo lớn treo trên tường, Đạo sĩ Giả Hưu Phục trong lòng rất muốn có nó, Trần Đoàn đã biết rõ tâm ý của ông ta, bèn nói với Hưu Phục rằng: “Ông đến chỗ tôi không có mục đích nào khác, chỉ là muốn cái gáo này của tôi”. 

Thế là Trần Đoàn bảo thị giả lấy chiếc gáo đưa cho ông ta. Hư Phục kinh ngạc, cho rằng mình đã gặp Thần nhân. 

Có người tên là Quách Hãng tạm trú ở Hoa Âm, ban đêm ngủ ở Vân Đài Quán. Nửa đêm, Trần Đoàn gọi anh ta dậy, bao anh ta hãy mau trở về nhà. Quách Hãng do dự chưa về, đợi đến khi trời sáng, Trần Đoàn nói: “Có thể không cần trở về nữa”.

Quách Hãng vẫn cứ về nhà, được biết lúc nửa đêm hôm quan, mẫu thân bị bệnh đau tim suýt chết, nhưng sau khoảng thời gian bằng một bữa cơm thì khỏi.

Do Trần Đoàn giải đáp những nghi hoặc của mọi người, tịnh tâm không bị dao động bởi thế tục, nên ông sớm có danh tiếng cao thượng. Danh tiếng của công truyền đến hoàng đế Minh Tông triều Hậu Đường, Minh Tông nôn nóng sớm được tận mắt gặp, liên tiếp phái quan triều đình đem theo thư do hoàng đế ngự bút đến giục Trần Đoàn sớm yết kiến. Ban đầu, Trần Đoàn không động tâm, nhưng cứ liên tiếp trái Thánh chỉ như thế cũng cảm thấy không ổn, thế là ông theo sứ giả đến kinh đô khi đó là Lạc Dương. Trần Đoàn yết kiến Minh Tông, chỉ chắp tay vái chứ không quỳ bái lạy, khiến văn võ bá quan trong triều đều kinh sợ thất sắc. Sau đó, ngay tại triều đình ông ngủ liền. Minh Tông không những không trách phạt mà còn khen Trần Đoàn là kỳ nhân, sau đó tiếp đãi bằng lễ tiết dành cho quý khách, đưa Trần Đoàn đến khách sạn chuyên để tiếp đãi các bậc Thánh hiền.

Minh Tông có ý khuyên Trần Đoàn làm quan triều đình. Để thuyết phục Trần Đoàn, hoàng đế thực sự đã bỏ ra rất nhiều tâm sức, nhưng Trần Đoàn đối với cao quan hậu lộc thì tâm như hồ nước lặng. Cuối cùng, dưới sự kiến nghị của các đại thần, Minh Tông đã dùng mỹ sắc để mê hoặc Trần Đoàn, chọn ra 3 mỹ nữ tuyệt sắc giai nhân, rồi đưa đến nơi ở của Trần Đoàn. Nào ngờ, Trần Đoàn chẳng hề để mắt đến mỹ nữ, một mình ngủ một mạch đến khí trời sáng trắng. Sau đó Trần Đoàn viết một bức thư cho Minh Tông rằng: “Thân thế như tuyết má như ngọc, đa tạ quân vương ban tặng. Ẩn sĩ không hứng mộng Vu Hiệp (tức nữ sắc), cảm phiền Thần nữ xuống dương đài”. Viết xong, ông giao cho 3 mỹ nữ, sau đó không từ biệt Minh Tông mà dung ung ra khỏi cửa ra đi.

Chu Thế Tông cũng sớm biết Trần Đoàn là cao nhân, từng nghĩ trăm phương ngàn kế để triệu kiến, mời Trần Đoàn dự đoán quốc vận cho mình. Trần Đoàn không tiện thoái thác, nhưng thiên cơ bất khả lộ, đành phải tặng Chu Thế Tông 4 câu thơ, để Chu Thế Tông tự ngộ: “Khảo khối mộc đầu, mậu thịnh vô trại. Nhược yếu trường cửu, thiêm trọng bảo cái”

Tạm dịch: “Một khối gỗ tốt, tươi tốt vô vàn. Nếu muốn lâu dài, thêm chiếc lọng báu”.

Bốn câu thơ này vốn là việc liên quan đến Triệu Khuông Dận kiến lập triều Tống, nhưng Chu Thế Tông không ngộ ra, hoàn toàn giải nghĩa sai lệch. Thế Tông xem, bản thân mình họ Sài, tên Vinh, “Một khối gỗ tốt, tươi tốt vô vàn” vừa vặn trùng hợp với họ tên mình. Trong thơ lại có hai chữ “lâu dài”, cho rằng giang sơn của mình có thể phồn vinh hưng thịnh vạn vạn năm, trong lòng vô cùng vui sướng, vô cùng cảm kích Trần Đoàn, lập tức ban cho Trần Đoàn tước vị cao nhất. Trần Đoàn nhẹ nhàng tạ tuyệt. 

Chu Thế Tông cực kỳ cảm khái đối với sự siêu phàm thoát tục của Trần Đoàn, ban cho ông hiệu là Bạch Vân Tiên Sinh. Từ đó danh tiếng Bạch Vân Tiên Sinh càng truyền khắp thiên hạ. Sau này Triệu Khuông Dận phát động binh biến Trần Kiều, thay nhà Chu làm hoàng đế, xây dựng nên triều Đại Tống. Lúc đó 4 câu thơ trên mới được giải đố. Chữ Mộc (木) thêm Lọng báu (tức bộ miên – 宀) chẳng phải chữ Tống (宋) đó sao. Nhà Tống thay nhà Chu, quốc vận triều Tống lâu dài, Trần Đoàn đã sớm biết trước rồi.

Từ đứa trẻ nhìn ra chân mệnh thiên tử 

Vào những năm cuối thời Hậu Đường, người Khiết Đan dẫn quân xâm nhập, bách tính tới tớp chạy tránh loạn vào khu nội địa. Một ngày Trần Đoàn nhàn rỗi vô sự, đi dạo trên phố, thấy một phụ nữ lánh nạn đã rất vất vả gánh sọt tre đi trên đường, trong sọt tre có 2 đứa trẻ. Trần Đoàn nhìn liền nói một mình hai câu thơ: “Mạc ngôn hoàng đế thiếu, hoàng đế thượng đảm khiêu” (Chớ nói hoàng đế nhỏ, hoàng đế lên gánh vác). 

Người phụ nữ đó không biết duyên cớ gì, nên cũng tự nhiên không để ý. Nhưng hai đứa trẻ này không phải là đứa trẻ bình thường, đứa lớn chính là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận sau này, đứa bé chính là Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa sau này. Người phụ gánh sọt tre đó chính là Đỗ Thái hậu sau này. Trần Đoàn đã nhìn ra chân mệnh thiên tử của triều Tống trước khi triều Tống kiến lập 25, 26 năm.

Còn có một lần, Trần Đoàn gặp 3 người gồm 2 anh em Triệu Khuông Dận và Triệu Phổ đang cùng nhau uống rượu ở Trường An, Trần Đoàn đẩy Triệu Phổ xuống dưới bàn rượu và nói: “Cậu chẳng qua chỉ là một ngôi sao nhỏ bên cạnh sao Tử Vi mà lại dám ngồi chỗ cao”. 

Triệu Khuông Dận chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì, sau khi được người giới thiệu mới biết là Bạch Vân tiên sinh Trần Đoàn đến. Triệu Khuông Dận thấy cơ hội không thể bỏ lỡ, bèn xin Trần Đoàn dự đoán tiền đồ. Trần Đoàn không tiện nói toạc ra, chỉ nói là: “Ngôi sao của hai anh em cậu lớn hơn sao của anh ta rất nhiều”.

Từ đó Triệu Khuông Dận tự tin lên rất nhiều.

Sau này khi Triệu Khuông Dận phát động binh biến Trần Kiều, khoác hoàng bào, lên ngôi hoàng đế, vừa đúng lúc Trần Đoàn cưỡi lừa đi qua huyện Hoa Âm, sau khi nghe tin, ở trên lưng lừa, ông lập tức vỗ tay cười lớn. Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ, hỏi ông cười cái gì. Trần Đoàn nói: “Người dân các vị đúng là có phúc, từ hôm nay trở đi, thiên hạ thái bình rồi”.

Chuyện này sau này đã trở thành một câu chuyện rất nổi tiếng trong lịch sử.

Bậc thầy của đế vương: Mọi chuyện tỏ tường

Sau khi Tống Thái Tổ qua đời, Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa lên ngôi, mỗi lần muốn mời cao nhân Trần Đoàn chỉ bảo, đều sợ Trần Đoàn không đến, bèn ước định khi yết kiến thì Trần Đoàn không phải hành lễ bề tôi. Trần Đoàn thấy thế đành phải đi Đông Kinh, muốn yết kiến Thái Tông ở cung điện bình thường. Thái Tông hỏi Trần Đoàn Đạo tu dưỡng, Trần Đoàn nói: “Thiên tử lấy thiên hạ làm thân, nếu bạch nhật phi thăng thì có ích gì với bách tính? Ngày nay vua sáng tôi hiền, chăm lo triều chính, công đức trùm muôn nơi, vinh danh lưu vạn đời. Đạo tu luyện không xuất phát từ những việc này”. Thái Tông thấy vậy thì càng thêm kính trọng.

Sau này Thái Tông phát binh chinh phạt Hà Đông, sai người hỏi Trần Đoàn chiến dịch này có thắng hay không. Tiên sinh viết một chữ “Hưu” trong tay sứ giả. Sau khi Thái Tông biết thì đương nhiên là không vui, nhưng đại quân đã điều động rồi, nhưng cũng không biết làm thế nào. Thế là lại sai người đi hỏi tiên sinh, chỉ thấy ông nhắm mắt ngủ, tiếng ngáy vang ra bên ngoài. Ngày hôm sau lại đến gặp, vẫn như thế. Ông ngủ liền một mạch 3 tháng không dậy, sau 3 tháng, quân tướng chinh phạt Hà Đông quả nhiên không thành công trở về.

Đến năm Đoan Củng thứ 5, Hoàng đế Thái Tông tuổi tác đã cao mà vẫn chưa lập thái tử, trong tâm rất sốt ruột. Coi trai trưởng vì phạm lỗi nên đã bị Thái Tông phế làm thứ dân, thế là Thái Tông muốn lập con trai thứ 3 là Tương Vương Nguyên Khản làm thái tử, nhưng lại không biết Nguyên Khản có phúc phận này hay không, có thể đảm đương được trọng trách này hay không, thế là quyết định trước tiên thỉnh giáo Trần Đoàn rồi sau đó quyết định. Sự việc thật trùng hợp, Thái Tông vừa mới có suy nghĩ này thì có quan nội thị thông báo rằng: “Có ẩn sĩ núi Thái Hoa Trần Đoàn đến cửa cung cầu kiến”.

Thái Tông nghĩ sao có thể trùng hợp như vậy được, lập tức triệu kiến Trần Đoàn.

Thái Tông hỏi: “Tiên sinh đến có việc gì?”

Trần Đoàn nói: “Lão phu biết trong lòng bệ hạ có nỗi nghi hoặc, vì vậy đến trợ giúp”.

Thái Tông cười lớn: “Trẫm từ lâu đã biết tiên sinh có thuật tiên tri, việc hôm nay quả nhiên ứng nghiệm. Trẫm hiện nay vẫn chưa lập thái tử, Tương Vương Nguyên Khản khoan dung, nhân từ, hòa ái, có phong độ đế vương, nhưng không biết có phúc phận này không, vì vậy phiền tiên sinh đến Tương Phủ xem xem”.

Trần Đoàn nghe rồi liền đến thẳng Tương Phủ, nhưng vừa vào đến cổng Tương Phủ liền quay trở lại. Thái Tông kinh ngạc hỏi: “Trẫm phiền tiên sinh đến Tương Phủ xem tướng, sao không xem mà lại quay trở lại?”

Trần Đoàn nói: “Lão phu đã xem rồi. Trước cổng Tương Phủ, tất cả những người phụng sự, phục dịch đi lại đều có phúc phận quan tướng, cần gì phải gặp Tương Vương nữa?”

Thái Tông nghe xong liền có quyết định trong lòng. Hôm sau Hoàng đế tuyên chiếu, lập Tương Vương Nguyên Khản làm Thái tử. Đây chính là Chân Tông Hoàng đế sau này.

Quy Tiên kỳ lạ

Năm Đoan Củng thứ nhất, Trần Đoàn bỗng nhiên nói với đệ tử là Giả Đức Thăng rằng: “Con có thể đục một thạch thất ở Trương Siêu Cốc, ta muốn yên nghỉ rồi”.

Tháng  năm sau, thạch thất đọc xong, tiên sinh cùng đệ tử đến xem. Vách đá đó cao nhất, nhìn xuống khói mây như màu ngọc phỉ thúy. Tiên sinh chỉ tay và nói: “Đây chính là ‘tương tướng nhập thúy yên’ mà Mao Nữ nói đến, nơi ta trở về là chỗ này?”.

Nói chưa dứt lời liền khụy gối ngồi, bảo đệ tử rời đi. Tay phải Trần Đoàn chống má, nhắm mắt ra đi, hưởng thọ 118 tuổi.

Đệ tử vây quanh trông nom thi thể ông, đến ngày thứ 7, dung nhan Trần Đoàn vẫn như còn sống, chân tay vẫn ấm mềm, mùi hương lạ lan tỏa. Các đệ tử đặt ông vào trong hòm đá, dùng mấy trượng khóa sắt buộc chặt hòm đá, rồi đặt ở trong thạch thất. Khi các đệ tử vừa rời đi thì vách đá tự nhiên vỡ, thành vách đá dựng đứng, có mây ngũ sắc bao quanh cửa hang, cả tháng không tản. Người đời sau gọi nơi này là Hi Di Hiệp (Hẻm núi Hi Di)

Sau này có Lã Động Tân, một trong Bát Tiên có qua lại với Trần Đoàn, đã vân du đến Vân Đài Quán bái Trần Đoàn, thấy người đã đi phòng ốc trống, bèn viết bài thơ “Khốc Trần tiên sinh”, nguyên văn như sau: 

Thiên võng khôi khôi vạn tượng sơ, hòa thân thân lại Hoa Sơn khu.

Hàn vân khứ hậu lưu tàn nguyệt, xuân tuyết lai thời gian Thái hư.

Lục động Chân nhân quy Tử phủ, thiên niên loan hạc lão Thương Ngô.

Tự tòng di khước tiên sinh hậu, nam bắc đông tây thiếu trượng phu.

Tạm dịch:

Lưới Trời lồng lộng vạn tượng sơ, hòa vào tấm thân đến Hoa Sơn.

Mây lạnh đi rồi trăng ở lại, khi tuyết xuân đến giữa Thái hư.

Chân nhân sáu động về phủ tía, ngàn năm loan hạc đất Thương Ngô.

Từ khi tiên sinh rời đi mất, nam bắc đông tây thiếu trượng phu.

 

Theo Lý Khiêm – Vision Times

(Nguồn: “Cảnh thế thông ngôn”; “Tống sử”)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.