Sách: Những Câu Chuyện Về Nhân Quả Nhân Nào Quả Ấy – Như Hùng
Miễn phí vận chuyển!
—————————————————————————————————————————————
Sách này là một tuyển tập các bài giảng về luật nhân quả báo ứng và phương pháp tu tập giải thoát của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, một người được xem là Phật sống của Tây Tạng.
Đăng – Châu Gia – Mục – Thố, tiếng Tây Tạng là Tenzin Gyatso, là tên của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 này. Ông là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của người dân Tây Tạng. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6, tháng 7, năm 1935, trong một gia đình nông dân. Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là Lhamo Dhondup. Ngài được thừa nhận là Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2 tuổi là hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, cũng là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của lòng từ bi của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trong kiếp người để cứu độ chúng sinh. Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được hiểu là Hộ Tín (Người bảo vệ đức tin), Huệ Hải (Biển trí tuệ), Pháp vương (Vua của Chính pháp), Như Y Châu (Viên châu báu như ý), v.v…
Đạt Lai Lạt Ma được tấn phong tước vị vào ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại Lhasa, Thủ đô của Tây Tạng, chính thức trở thành người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người Tây Tạng.
Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình vào năm 6 tuổi và hoàn tất học vị cao nhất của Phật giáo Tây Tạng là Geshe Lharampa, tương đương với Tiến sĩ Triết học Phật giáo (Doctorate of Buddhist Philosophy) ở tuổi 25 vào năm 1959. Năm 24 tuổi, ngài đã tham dự kì thi tại các Đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Kì thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, Thủ đô Lhasa, trong thời gian lễ hội Monlam, tháng giêng theo lịch Tây Tạng.
Trước đó Ngài phải học các môn học chính như luận lí, văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng, Phạn ngữ, y học, triết học Phật giáo; và các môn học phụ khác là: biện chứng pháp, thi ca, âm nhạc, kịch nghệ, và thiên văn.
Từ chuyến viếng thăm phương Tây lần đầu tiên của Ngài vào năm 1973, một số trường đại học và viện nghiên cứu đã trao tặng cho Ngài bằng Tiến sĩ danh dự để tuyên dương những tác phẩm xuất sắc của Ngài viết về triết học Phật giáo. Ủy ban Hòa bình Na Uy quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình cho Ngài vào năm 1989.
Đạt Lai Lạt Ma 14 thường nói rằng: Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém. Ngài sống trong một tịnh thất nhỏ ở Dharamsala, thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, ngồi thiền, rồi tiếp tục làm việc theo thời khóa biểu của văn phòng chính phủ, tiếp khách và diễn giảng giáo lí cho các khóa tu tập hoặc chứng minh các đại lễ.
Mặc dù rất bận rộn, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng dành thời gian nhất định để viết những tác phẩm về Phật học, lịch sử, tự truyện, v.v… để phổ biến những tinh túy trong giáo lí của Đức Phật.
Quý vị mua sách ấn thêm vào giỏ hàng và điền thông tin: Tên người nhận, Số điện thoại, địa chỉ để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.