Mô tả
Sách: Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ – Lamrim Lotsawas (Bộ 3 Quyển)
Miễn phí vận chuyển!
—————————————————————————————————————————————
Ngài Tsongkhapa sinh năm 1357 tại Amdo đông bắc Tây Tạng. Cho đến 7 tuổi thì ngài sống với đại sư Chöje Döndrup Rinchen. Ngài đã tiếp thụ nhiều giáo pháp và các lễ ban truyền năng lực tu tập cũng như là các tu tập thiền khi còn rất nhỏ.
Từ năm 16 tuổi Ngài được tu học với hơn 50 đạo sư xuất chúng. 1371 đến 1376, Ngài tập trung tu học về các bộ kinh Bát-nhã cũng như là 5 bộ Luận chính của ngài Di-lặc. Tổ Tsongkhapa đã có một tu tập phong phú và tri kiến rất uyên thâm về cả kinh điển lẫn mật điển cũng như là ngài tiếp tục nhận thêm các lễ ban truyền năng lực tu tập từ rất nhiều đạo sư thuộc các truyền thừa khác nhau. Ngài đã mong mỏi phát triển được tri kiến đúng đắn về bản chất của thực tại. Mười một năm tiếp theo đó Ngài đã đi du hóa tại các đại học Phật giáo đào sâu thêm tri kiến triết học và giảng dạy.
Vào tuổi 35, tổ Tsongkhapa gặp gỡ học trò là ngài Umapa, người này có được năng lực trực kiến được các thị hiện về thân trí huệ (Pháp thân) của ngài Văn-thù-sư-lợi. Umapa trở thành người giúp Tsongkhapa trực tiếp liên lạc với đức Văn-thù. Sau cùng chính tổ Tsongkhapa cũng đã tự mình trực kiến được Ngài Văn-thù. Trong 1392-1393, theo giáo huấn của Văn- thù, ngài từ bỏ các hoạt động công cộng và tập trung ẩn cư tu thiền. 1394 Ngài chuyển đến Wölka và có thêm có trực kiến của giác thể liên hệ đến các tu tập của mình. Đến 1395 Ngài tạm ngừng ẩn cư để tham gia tu sửa tôn tượng Phật Di-lặc. Ba năm tiếp sau ngài tu tập ở Lodrak và vào năm 1397 ngài bắt đầu lần ẩn cư cuối tại Wölka. Trong năm 1398 Ngài có duyên trực kiến tổ Phật Hộ, trao truyền cho Ngài bản luận (Phật Hộ Căn Bản Trung Quán Luận Thích). Ngài đã dịch ra Tạng ngữ bản Luận này của tổ Phật Hộ. Qua đó, Ngài thấu tỏ được trí huệ về bản chất của thực tại tức là Ngài tìm được lời đáp cho điều mà Ngài truy tầm.
Về hành trạng, Ngài đã có 4 hoạt động quan trọng bao gồm: (1) Trùng tu tôn tượng Di-lặc Bồ-tát, (2) Hoằng hóa sâu rộng cho các tăng sĩ trong nhiều tháng tại tự viện Namste Deng qua đó chấn hưng lại truyền thống tu tập xuất gia, (3) xác lập “Đại Lễ Cầu Nguyện” tại Lhasa 1409, mở đầu cho một truyền thống vẫn được lưu truyền đến nay vào mỗi hai tuần lễ đầu năm Tây Tạng, (4) Xây dựng tự viện Ganden (Hỷ Lạc Tự) ‘
Ngài viên tịch năm 1419. Sự nghiệp lớn nhất mà ngài để lại chính là sự ra đời của dòng truyền thừa Gelug cũng như là đóng góp to tát vào việc làm sống lại Phật giáo Tây Tạng.
– Nhóm Lamrim Lotsawas –
Sách in phục chế theo nguyên bản gốc.
Quý vị mua sách ấn thêm vào giỏ hàng và điền thông tin: Tên người nhận, Số điện thoại, địa chỉ để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Đánh giá (0)
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ – Lamrim Lotsawas (Bộ 3 Quyển)” Hủy
Sản phẩm tương tự
200,000₫
200,000₫
200,000₫
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.