Sách: LA SƠN PHU TỬ – HOÀNG XUÂN HÃN
Miễn phí vận chuyển toàn quốc
————
La Sơn Phu Tử là cuốn sách viết về một danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam – Nguyễn Thiếp, tên sách cũng chính là hiệu của ông.
Nhân cách và tầm vóc của vị La Sơn Phu Tử, thái độ của một người tri thức trước thời cuộc. Thông qua lẽ xuất xử đã được tác giả Hoàng Xuân Hãn khắc họa một cách chi tiết. Đặc biệt thông qua mối quan hệ giữa Nguyễn Thiếp với vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Tài liệu dùng để viết sách này có thể chia làm bốn hạng, tùy theo giá trị và cách dùng. Hạng đầu mật thiết với đời sống của La Sơn Phu Tử, gồm có giấy tờ giao thiệp giữa phu tử và những người cùng thời. Hạng thứ hai là các thành trạng hoặc tiểu sử phu tử, soạn bởi người đời sau. Hạng thứ ba là những sách sử hay ký sự có chép một vài mẩu chuyện vẽ đời phu tử. Và hạng thứ tư là những sách sử hay ký sự chép đoạn lịch sử nước nhà liên quan đến phu tử.
1. Hạng đầu gồm có tập HẠNH AM THI CẢO, chép một ít thi văn của phu tử, mà chính tay phu tử góp lại và đề tựa. Tuy không chắc còn nguyên bản nhưng tôi đẫ tìm được bản khá cũ. Trong sách nầy, sẽ có mục xét rõ (chương XXIII, đoạn 1).
Giấy tờ giao thiệp thì có 32 bức gồm thư, chiếu, chỉ, truyền, biểu. Trong số ấy, hiện nay còn 20 nguyên bản, cất tại nhà thờ phu tử ở Nguyệt Ao, với các bằng sắc khác. Cuối sách sẽ có mục lục kê rõ các giấy tờ ấy.
Ta cũng có thể liệt vào hạng nầy các gia phổ họ Trần Bá Lãm và Nguyễn Đồ còn chép các bài văn tế và văn điều phu tử.
2. Hạng thứ hai gồm có bản chính là GIA PHỔ họ Nguyễn ở Nguyệt Ao. Không biết rõ ai chép hảng trạng cụ. Nhưng chắc rằng đã chép từ đầu đời Nguyễn, liền sau khi cụ mất; vì có kẻ đã dùng gia phổ để làm các sách khác từ đời Minh Mạng. Thực ra, hành trạng chép trong gia phổ chỉ sơ lược mà thôi. Sách LÊ MẠT IẾT NGHĨA LỤC có chép hành trạng cụ ở phụ trương, gần như ở trong gia phổ, Phần chữ Hán trong báo ”Nam Phong”, số 110, có đăng bài trên.
Ngoài các sách trên, một vài sách có chép thơ phu tử và có dẫn tiểu sử phu tử, nhưng sơ lược: ví như quyển “Thư Tịch Chi” trong sách LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG của Phan Huy Chú, sách SƠN CƯ TẠP THUẬT, MẪN HIÊN, THUYẾT THOẠI, VỊNH SỬ, vân vân… Đặc biệt có bài hành trạng viết bằng quốc văn đăng ở báo “Nam Phong”, số 102, của ông Lê Thúc Thông.
3. Hạng thứ ba gồm hầu tất cả các sử và ký sự chép đời Lê Mạt và Tây Sơn, và những sách địa dư nói về núi Thiên Nhận ở Nghệ An. Tuy nhiên, trong đó cũng có sách chép kỹ càng, có sách chép sơ lược.
Các sử như ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN, LÊ SỬ TOẢN YẾU, LÊ QUÍ KÝ SỰ, HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ và sách ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ đều có chép những việc lớn, như Nguyễn Huệ mời cụ ra giúp việc mà cụ không nghe và Huệ mời cụ ra để hỏi kế đánh quân Thanh. Các sách khác có kể một và chuyện riêng. HOÀNG LÊ TRIỀU KỶ chép chuyện Trịnh Sum mời cụ. LÊ TRIỀU DÃ SỬ chép chuyện Huệ mời cụ chấm thi. ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ bản Tự Đức có kể chuyện Cảnh Thịnh mời cụ và cụ xuýt bị giết vì không mặc tang phục. Sách THỔI THỰC KÝ VĂN có một bản kể chuyện Trần Văn Kỷ xách giày cho cụ. VÂN NANG TIỂU SỬ chép chuyện làm thơ trong khi trèo đèo.
Hơn hết các sách khác, DÃ SỬ NHẬT KÝ, tàng trữ ở thư viện Bảo Đại tại Huế, chép nhiều chuyện liên quan đến cụ. Sách ấy chép một cách rõ ràng và chắc đúng, vì hầu hết những chuyện đã thấy ở gia phổ hay ở các sách khác đều thấy chép ở đây.
4. Hạng thứ tư gồm các sách sử về thời đại từ cuối Lê đến đầu Nguyễn, như LÊ SỬ TOẢN YẾU LÊ SỬ TỤC BIÊN, LỊCH TRIỀU TẠP KỶ, ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN, ĐẠI NAM THỰC LỤC, …
Những sách nầy giúp ta biết rõ trong những trường hợp nào La Sơn Phu Tử đã đi thi, làm quan, bỏ quan về ở ẩn, được chúa Trịnh triệu, đại thần mời; và nhất là giúp ta hiểu tưởng tận sự giao thiệp giữa cụ và Tây Sơn.
Nội dung sách bao gồm:
-
- Chương I: Gốc Tích và Gia Thế
- Chương II: Nhân Vật Hoan Châu Đời Cảnh Hưng.
- Chương III: Thời kỳ thi đậu
- Chương IV: Đổi chí
- Chương V: Đời Giáo Sĩ
- Chương VI: Ngao du sơn thủy
- Chương VII: Ra Bắc Vào Nam
- Chương VIII: Ra Làm Quan
- Chương IX: Từ quan về
- Chương X: Ẩn ở núi Thiên Nhận
- Chương XI: Tiếng Động Kinh Kỳ
- Chương XII: Giao thiệp với Đại Nguyên Súy
- Chương XIII: Hội kiến với Chính Bình Vương
- Chương XIV: Xem đất làm Đô ở Nghệ An
- Chương XV: Giao thiệp với Quang Trung
- Chương XVI: Hợp tác với Quang Trung
- Chương XVII: Sùng Chính thư viện
- Chương XVIII: Giao thiệp với Cảnh Thịnh
- Chương XIX: Giao thiệp với Nguyễn Ánh
- Chương XX: Giao thiệp với Bảo Hưng
- Chương XXI: Mất
- Chương XXII: Dự luận
- Chương XXIII: Thi văn
- Chương XXIV: Thuật số học
- Chương XXV: Tâm lý và chính kiến
- Chương phụ: Tổ tiên gia thế
Bản in lại theo nguyên gốc, chỉ còn vài bộ.
Quý vị mua sách nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Dự án phục chế sách cổ để lấy kinh phí trang bị thiết bị dập lửa tự động góp phần bảo tồn 20.000 ngôi đình ngôi chùa Việt Nam.
Xin cảm ơn!
Kích thước | Mặc định |
---|
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.