V – Ứng dụng của Dịch
Trong khi rất nhiều học giả chỉ chú trọng nghiên cứu khai thác phần tư tưởng triết học cùng những nguyên lý đạo đức dạy đời của Dịch thì cũng có nhiều người phát hiện ra những quy luật toán học, nhất là về số học của Dịch tượng. Cùng với người xưa họ hy vọng những qui luật đó cũng đồng thời là những qui luật chi phối cả vũ trụ và con người, vì vậy họ thiên về khả năng dự báo của Dịch, không những là dự báo về khí hậu bốn mùa, về sự tuần hoàn của thời tiết mà còn muốn ứng dụng những qui luật của Dịch vào cả y dược học để điều trị và dự phòng bệnh tật. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng còn đi xa hơn: họ dùng những qui luật của Dịch tượng để tìm hiểu, đi sâu vào phần tiềm thức và tâm linh con người, phân loại những mối quan hệ xã hội, khảo sát những yếu tố may rủi để hòng dự báo vận mệnh đời người. Phải công nhận rằng, việc áp dụng Dịch vào các môn thiên văn và lịch toán cổ đã đạt rất nhiều thành tựu đáng kể. Người xưa tính rất đúng thời tiết trong năm, giúp cho nhà nông xác định được thời vụ gieo trồng. Trong y dược, thuyết âm dương – ngũ hành đã từ hàng ngàn năm nay là nền tảng lý luận của y lý, của khoa mạch học, của khoa châm cứu, của lý thuyết vận khí trong khoa điều trị. Nhiều lý thuyết mới mẻ về thời sinh học, thời bệnh học mà ngày nay khoa học hiện tại mới phát hiện ra thì đã thấy nói đến trong lý thuyết vận khí của Dịch học. Tuy nhiên trong nhân học, trong khoa tử vi thì nhiều điều còn khó giải thích do tài liệu cổ đã thất truyền, làm cho người đời sau giải thích sai lạc, dẫn đén những khía cạnh mê tín, thần bí. Mặc dầu vậy nó vẫn là một bộ môn cần nghiên cứu để tiếp cận. Chính nhờ đi sâu nghiên cứu khía cạnh “bói toán và tử vi” trong Dịch học cổ của Á Đông mà nhà phân tâm học nổi tiếng của Mỹ là C.G.Jung đã tìm ra những phương pháp tốt để nghiên cứu tiềm thức con người.
Cho dù hiện tại vẫn còn nhiều mặt chưa hoàn hảo thì khoa “bói toán tử vi” cổ theo Dịch học vẫn là một môn giải trí có trí tuệ, chưa thấy có môn giải trí nào làm say mê con người và có sức lôi cuốn như nó. Nếu chúng ta gạt bỏ những khía cạnh mê tín ta sẽ thấy đó không những là một môn giải trí trí tuệ mà nó còn mang nội dung giáo dục con người luôn luôn thận trọng trong lời nói và việc làm, biết sống theo đạo lý không trái với qui luật của tự nhiên, luôn quan tâm đến đều “thiện”, tránh xa đều “ác” và việc xấu. Như vậy tại sao ta lại quá sợ khía cạnh mê tín mà ra sức bài trừ? Trên tinh thần đó chúng ta khảo sát các khía cạnh ứng dụng của Dịch, coi nó như những phương pháp của “toán xác suất” cổ, hy vọng bạn đọc có thể tìm thấy phần nào những giá trị tinh thần của người xưa.
VI – Giá trị của Kinh Dịch
Qua những gì vừa đọc, chúng ta đã sơ bộ biết rằng, Kinh Dịch là một cuốn sách cổ ra đời từ trên hai ngàn năm trước,c ủa người xưa để lại; nội dung vừa mang tính triết lsy về vũ trụ và nhân sinh, vừa chứa đựng những nguyên tắc của bói toán dự báo. Ngày nay nó còn những giá trị gì để chúng ta phải mất thì giờ đào bới lại?
Để trả lời câu hỏ trên, tốt nhất chung ta hãy đọc lại ý kiến của một số nhà nghiên cứu xưa và nay.
-
- Ý kiến của Trình Di, học giả đời Tống đã chú thích Dịch. Ông viết trong lời tựa cuốn Dịch truyện: “Dịch là biến đổi, tức là tùy thời biến đổi để theo Đạo. Nó là thứ sách rộng lớn, đầy đủ, hầu để thuận theo lẽ tính mệnh, thoog đạt cớ u minh, hiểu biết tình trạng muôn vật… Việc của đấng thượng thiên, không tiếng, không lời, cái thể của nó gọi là Dịch, cái lý của nó gọi là Đạo, cái dụng của nó gọi là Thần. Âm dương khép mở tức là Dịch; một khép một ngỏ tức là biến.
- Ý kiến của Chu Hy, học giả đời Tống, người chú giải Dịch: “Kinh Dịch là thứ sách rộng lớn, đầy đủ, bao hàm muôn lý, không gì không có… Khổng Tử lúc về già mà vẫn thích đọc Dịch, đủ thấy sách này rút lại chưa thể lý hội…”
- Ý kiến của Quách Mạt Nhược, học giả hiện đại Trung Quốc, nguyên Chủ tịch viện hàn lâm khoa học Trung Quốc: “Chu Dịch là một ngôi đề n thần bí, vì nó được xây bằng những viên gạch thần bí – bát quái. Đồng thời lại qua tay những thần tượng Tam Thánh, Tứ Thánh nhào nặn. Vậy mà cho đến thế kỷ XX của thời hiện đại nó vẫn tỏa ra ánh sáng hư ảo, thần bí,…”
- Ý kiến của nhà Dịch học Trung Quốc hiện đại Vương Ngọc Đức: ” Chu DỊch là một bộ thiên cổ kỳ thư, xưa nay các học giả đều coi là một bộ sách lạ”
- Ý kiến Thiệu Vĩ Hoa, nhà Dịch học hiện đại Trung Quốc: “Chu Dịch là bộ sách kinh điển lâu đời nhất, có uy quyền nhất, nổi tiếng nhất của Trung Quốc, là kết tinh trí tuệ thông minh của tổ tiên dân tộc Trung Hoa…”
Riêng ở Việt Nam, người quan tâm nghiên cứu Dịch học cũng rất nhiều. Chỉ nói riêng nhà bác học Lê Quý Đôn, người sống ở thế kỷ 18, cũng đã để cả quyển I trong bộ Vân đài loại ngữ của ông để viết về “Lý khí”, một lý thuyết xuất phát từ dịch học. Dưới đây, chúng ta hãy tham khảo thêm ý kiến một số nhà nghiên cứu cận đại và hiện đại Việt Nam.
-
- Ý kiến nhà khoa bảng Hán học kiêm chí sĩ Phan Bội Châu: “Trong các triết học Đông phương, vừa tinh vi vừa thiết thực, vừa thấu lý vừa thiết dụng thời chẳng gì bằng Dịch học. Lòng ưu thời mẫn thế gốc ở một tấm lòng từ bi thì DỊch chẳng khác gì Phật. Tùy thời thức thế đủ trăm đường biến hóa thì Dịch có lẽ hay hơn Lão… Đã nghiên cứu DỊch học thời Phật học, Lão hocj, cũng có thể “nhất dĩ quán chi”.
- Ý kiến của Ngô Tất Tố,nhà văn và dịch giả Kinh Dịch: “Kinh Dịch là một cuốn sách lạ trong giới văn học của nhân loại. Thể tài cuốn sách này không giống một cuốn sách nào. Bởi vì các gốc ủa nó chỉ là một nét gạch ngang (一), do một nét gạch ngang đảo điên xoay xỏa thành một bộ sách. Vậy mà hầu hết các chi tiết ở trong đều có thể thống luật lệ nhất định, chứ không lộn xộn”.
- Ý kiến của Trần Trọng Kim, nhà sử học và nghiên cứu đạo Nho: “Dịch là sách về “tượng số” để bói toán xem cát hung và là sách “lý học”, giải thích sự biến thiên của trời đất và sự hành động của muôn vật, là bộ sách rất trọng yếu của Nho giáo”.
- Ý kiến của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, nhà nghiên cứu Dịch học và triết học Trung Hoa: “Kinh dịch đối với học thuật Trung Hoa quả là một “kỳ thư”, gồm nắm được tất cả mọi nguyên lý sinh thành và suy hủy của vạn vật… Theo chúng tôi, Dịch có hai bộ phận: Hình nhi thượng học (siêu hình học) và Hình nhi hạ học. Dịch cũng gồm cả Nhị nguyên luận và Nhất nguyên luận. Bởi vậy, Dịch chẳng những là một bộ sách triết lý khoa học (Philosophie de la science) của bất cứ khoa học nào của Trung Hoa như y học, thiên văn học, xã hội học, tâm lý học, âm dương học, địa lý học, toán học, số lý học v.v…, và cả những khoa học gọi là huyền bí nữa”.
- Ý kiến của Nguyễn Đăng Thục, nhà nghiên cứu lịch sử triết học phương Đông: Kinh Dịch, theo Phùng Hữu Lan trong “Trung Quốc triết học sử” thì trước hết là một bộ sách bói toán. Thể tài của nó nguyên là bát quái, mỗi quái gồm ba vạch liền hay đứt…”. “Kinh Dịch ngoài phương diện bói toán còn ảnh hưởng sâu vào triết học của Lão Tử và Khổng Tử”.
- Ý kiến của Nguyễn Hiến Lê, nhà nghiên cứu triết học Trung Quốc: Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất Trung Hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó là bát quái thì có thể sớm hơn, vào cuối đời Ân, 1200 năm trước Tây lịch. Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà chu mãi đến đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết”.
Sau đây là ý kiến của một số nhà nghiên cứu phương Tây về Kinh Dịch:
-
- Ý kiến của Richard Wilhelm (Yi King), người đầu tiên dịch bản Kinh Dịch của Trung Quốc sang tiếng Đức, cũng là một trong số ít người đi đầu trong việc truyền bá Dịch sang châu Âu: “Kinh Dịch của Trung Quốc thuộc về một trong những sách quan trọng nhất của nền văn học toàn cầu không thể chối cãi… Hầu như tất cả những tư duy lớn lao và căn bản nhất trên ba ngàn năm lịch sử Trung Quốc đều do đã cảm hứng từ sách ấy, hoặc trái lại là do đã chịu ảnh hưởng những lý giải của nó, đến chỗ ta có thể khẳng định rằng Kinh Dịch chứa đựng những tinh hoa hoàn hảo của nhiều thiên niên kỷ đúc lại”.
- Ý kiến của Etienne Perrot, nhà nghiên cứu Pháp, người đã chuyển bản Kinh Dịch tiếng Đức sang tiếng Pháp: “Cuốn sách cổ nhất của Trung Hoa cũng là cuốn sách tối tân nhất. Kinh Dịch cho con người chiếc chiều khóa mãi mãi mưới để thâm nhập vào ẩn số định mệnh của họ. Nó lôi kéo chúng ta về phía bên kia của mọi môn thần học cũng như mọi hệ thống triết học, đến một độ sâu trong vắt mà ở đó con mắt của tâm hồn chiêm ngưỡng rõ ràng cõi thực”.
- Ý kiến của Will Durant, nhà nghiên cứu Mỹ về văn minh nhân loại và văn minh phương Đông: “…Kinh Dịch là sự cống hiến thâm thúy nhất của Trung Hoa vào khu vực tối tăm của siêu hình học..”
- Có một số người châu Âu hiểu biết, đã khám phá ra trong Kinh Dịch nhiều triết lý liên quan đến ngành chuyên môn của họ, như Leibnitz (nhà toán học kiêm triết gia Đức) đã tìm ra nhiều nguyên lý toán số, Jung đã thấy ở đó phương tiện để thăm dò vô thức…”
- Ý kiến của Martin Schoenberger, người phát hiện bảng mật mã di truyền trùng hợp với 64 Tượng quẻ của Dịch học, tác giả sách “The I Chingand the genetic code”: “Một trong những khám phá lớn nhất và quan trọng nhất là việc “chương trình hóa” chính xác những đặc tính suốt đời của mọi sinh vật và tính di truyền của chúng được xác định bởi mật mã di truyền gồm 64 khóa, mỗi khóa gồm ba trong bốn chất base cơ bản chứa nitơ của AND. Điều này đã có từ khi sự sống bắt đầu mà chúng ta chưa hề biết đến… Người phương Tây cảm thấy bị sốc khi biết rằng mọi sự phát triển về những hình mẫu khác nhau của định mệnh và may rủi đều tuân theo cùng một quy luật “nhân quả” nghiêm ngặt và chương trình hóa trong một hệ thống gồm 64 trạng thái tiềm ẩn với sáu điểm then chốt phù hợp và rất nhiều phép biến đổi toán học để tạo thành một trong 64 trạng thái khác nhau… Ta không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng hai cuốn sách “Kinh Dịch” và “Mật mã di truyền” là biểu hiện của một nguyên lý chung? Phải chăng những điểu trình bày ở đây có lẽ là một mật mã tổng quát mà người Trung Hoa đã khám phá ra cách đây hơn 5000 năm, còn Wastson và Crick đã khám phá cách đây 10 năm?”
- Ý kiến của F.A Popp, nhà vật lý hạt sơ cấp: “…Trong sự tương đồng của Kinh Dịch với ngữ điệu của mật mã di truyền thì Martin Schoenberger đã nhận ra Dịch là một cuốn bách khoa từ điển về sự tiến hóa của sinh học. Đó là chìa khóa ẩn tàng của sự sống… Tiền đề được nêu ra ở đây khiến ta phải thừa nhận rằng, tinh thần có thể chuyển hóa thành vật chất, còn vật chất chỉ có ý nghĩa thông qua tinh thần. Điều cơ bản hiển nhiên là đằng sau sự chuyển hóa này là một chân lý. Kinh Dịch – di truyền học cung cấp cho ta một hệ thống tuần hoàn vè nhân tố tinh thần và đóng vai trò là mục tiêu cho sự tiến hóa của nhân loại.
Từng ấy ý kiến của nhiều học giả khác nhau tưởng cũng đủ để nói lên tầm quan trọng của Kinh Dịch cổ và việc chúng ta tốn thời giờ tìm hiểu để tiếp thu những tinh hoa cũ cũng là một việc đáng làm.
Mời các bạn tham khảo một số cuốn sách kinh điển về Kinh Dịch TẠI ĐÂY!
Nguồn tham khảo:
Sách Kinh Dịch Và Hệ Nhị Phân – Hoàng Tuấn
Bài viết Kinh Dịch https://daoduckinh.com/kinh-dich/