Binh pháp và ứng dụng của binh pháp

Binh pháp được coi là sách gối đầu giường, bí kíp quân sự không thể thiếu của rất nhiều vị vua chúa, các chuyên gia trong các lĩnh vực ứng dụng để nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

1.Binh pháp là gì?

Theo như từ điển Tiếng Việt định nghĩa của từ Binh pháp chính là hệ thống kiến thức về vấn đề lí luận quân sự nói chung và phương pháp tác chiến nói riêng.

2. Những tựa binh pháp nổi tiếng

Binh pháp là nguồn tri thức dồi dào mà những nhà lãnh đạo xa xưa đã để lại với mong muốn giúp cho những thế sau đọc được và từ đó có được tri thức áp dụng vào thực tế, bớt được phần nào sai phạm mà họ đã từng gặp phải.

Binh pháp Tôn Tử

Nhắc đến binh pháp chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến binh pháp Tôn Tử. 

Tôn Tử có tên gọi là Tôn Vũ ở cuối thời xuân thu, nhờ cuốn binh thư của mình là được tôn làm “Tử” (Thầy).

Cuốn “Binh pháp Tôn Tử” như một lời giải thích và phân tích chi tiết về quân đội Trung Quốc, từ vũ khí và chiến lược. Tôn Tử cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà hoạt động tình báo và gián điệp đối với nỗ lực chiến tranh.

Bởi vì Tôn Tử từ lâu đã được coi là một trong những nhà chiến thuật và phân tích quân sự giỏi nhất trong lịch sử, những lời dạy và chiến lược của ông đã hình thành nên nền tảng của huấn luyện quân sự tiên tiến trong nhiều thế kỷ. Chiến lược của ông được ví như cái nôi, nền tảng cho rất nhiều những trận chiến nổi danh sau này.

Thập nhị binh thư

Bộ “Thập nhị binh thư” gồm 9 bộ binh pháp của Trung Hoa và 3 bộ binh pháp của Việt Nam bao gồm Lục thao, Tam lược của Thái Công Khương Tử Nha, binh pháp Tư Mã của Tư Mã Điền Nhương Tư, binh pháp Tôn Tử của Tôn Vũ Tử, binh pháp Ngô Tử của Ngô Khởi, Uất Liễu tử của Uất Liễu, Tố thư của Hoàng Thạch Công, Binh pháp Khổng Minh của Vũ Hầu Gia Cát Lượng, Đường Thái Tông – Lý Vệ Công vấn đối của Vệ Công Lý Tĩnh, Binh thư yếu lược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Binh thư yếu lược (tu chỉnh) và Hổ trướng khu cơ của Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ.

“Thập nhị binh thư” chính là cuốn sách tổng hợp các loại binh pháp để mọi người cùng nghiên cứu và so sánh, từ đó, chiêm nghiệm được những bài học đáng giá.

Hàn Phi Tử

Cuốn Hàn Phi Tử được xem là “cuốn sách giáo khoa dạy làm vua” độc đáo, mang đậm dấu ấn của chế độ phong kiến Phương Đông. Qua tác phẩm, tác giả đã chính thức khai sinh học thuyết Pháp trị, đề cao pháp luật với tư cách là công cụ quan trọng, hữu hiệu nhất trong việc bình ổn xã hội.

Trong quyển Tôn Tử Binh Pháp ông Dương Hồ có nói: “Đời Hoàng Đế thì có Lý – Pháp, đời nhà Châu thì có Tư mã Pháp, có ông Khương Thái Công làm ra Lục Thao. Trong Bắc Đường Thư Sao cũng chỉ dẫn về Tôn Tử Binh Pháp có luận rằng: Không có văn hóa thì không thể bình được Thiên-hạ, người dùng binh giỏi phải xem Tam Lược.”

Tam Lược

Thượng Lược thì lấy Trí mà chinh phạt

Trung lược thì lấy Nghĩa mà chinh phạt

Hạ lược thì lấy Thế mà chinh phạt.

“Tam lược” là những ghi chép ngắn gọn về thuật làm chiến tướng

Binh thư yếu lược

Sau một loạt các binh pháp cổ Trung hóa thì một trong số binh thư nổi danh của Việt Nam phải kể đến “Binh thư yếu lược”.

“Ngô Tiên Chúa cả phá quân Lưu Hoằng Tháo, Trần Hưng Đạo bắt sống Ô-mã-nhi, đều là ở sông Bạch Đằng và đều là những chiến công lừng lẫy nhất của nước ta. Danh tiếng các vị hào kiệt ấy đời đời còn mãi với ngàn thu sông núi.” Binh Thư Yếu Lược là một tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về nghệ thuật quân sự.

Và cùng rất nhiều các cuốn binh pháp và ứng dụng của binh pháp hay đang chờ bạn đón đọc >>> Xem thêm

3. Ứng dụng binh pháp trong cuộc sống

Binh pháp được coi là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều thành phần trong xã hội, từ chính trị gia tới, tới chuyên gia trong các lĩnh vực thậm chí cả với những người làm công ăn lương bình thường. Một kho tàng kiến thức về dụng người, dụng hoàn cảnh để giúp cuộc sống suôn sẻ và thành công hơn.

Trong binh pháp của mình, Tôn Tử cho rằng chúng ta chỉ chắc chắn giành phần thắng trên chiến trường nếu chỉ cho binh lính tấn công vào những vị trí không được phòng thủ

Trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta chỉ có thể hình thành những thói quen tốt nếu đó là những thói quen bạn có thể duy trì. Việc tập trung hình thành thói quen khó duy trì sẽ khiến chúng ta khó có thể thay đổi để đáp ứng được, mang đến nhiều ảnh hưởng cho bản thân và thường không đạt được mục đích đề ra khiến bản thân nhụt chí.

Khi gặp khó khăn thì “chuồn” là thượng sách.

Theo quan điểm của Tôn Tử, một vị tướng tài giỏi là người biết tránh khi quân địch đang mạnh cả về lực lượng cũng như nhuệ khí nhưng sẽ tấn công tức thì khi quân địch rệu rã.

Trong cuộc sống cũng vậy, một người thông minh thì cần tránh những nơi có thể khuếch đại thói quen xấu. Thay vào đó, cần loại bỏ những thói quen này ngay khi có cơ hội.

Binh pháp còn được coi như giáo trình giải dạy kinh doanh tại nhiều quốc gia, học binh pháp là học mưu lược chiến đấu không chỉ trong kháng chiến mà còn môi trường cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh. Một nhà lãnh đạo giỏi cũng chính là một vị tướng tài, để xây dựng cho mình 1 đế chế kinh doanh thì cũng như 1 vị tướng lãnh binh đẩy lùi kẻ địch, tấn công chiếm đóng.

4. Kết luận

Binh pháp là bài học đắt giá, được đúc kết từ những vị cổ nhân tài ba, kiến thức uyên bác.

Binh pháp không chỉ dùng cho chiến đấu mà từ kiến thức nó đem lại, còn cho ra đời rất nhiều tựa sách nói đến ứng dụng của binh pháp trong rất nhiều các linh vực.

Binh pháp và ứng dụng của binh pháp – kho tàng kiến thức quý giá nên được bảo tồn và phát triển.

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

098 164 0961