Thập nhị Tứ Phủ Thánh Cô hầu cận các Chầu và Mẫu. Trong tín ngưỡng thờ Tam ,Tứ Phủ thì Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau hàng Ngũ Vị Tôn Quan, Tứ Phủ Chầu Bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trước Tứ Phủ Thánh Cậu.
Tứ phủ Thánh cô bao gồm 12 vị Thánh cô. Trong đó, có 4 vị Thánh cô hay ngự đồng phải kể đến là: Cô đôi Thượng ngàn, Cô Bơ Thoải, Cô Chín Sòng Sơn và Cô Bé Đông Cuông.
Cô Đệ Nhất Thượng Thiên
Cô Đệ Nhất Thượng Thiên là thánh cô đứng hàng đầu tiên trong Tứ Phủ Thánh Cô. Có nhiều lời đồn cho rằng cô là con gái vua Thủy Tề, sau được phong làm Công chúa trên Thiên Đình. Cô cùng Cô Chín theo hầu cận Mẫu Đệ Nhất (Mẫu Liễu Hạnh). Nên khi đến các đền phủ, người ta thường có lời tấu để nhờ cậy Cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Vua Mẫu đình thần Tứ Phủ.
Cô Đệ Nhất Thượng Thiên rất ít ngự đồng. Ngày nay, không còn nhiều người được diện kiến cô ngự nữa. Khi về ngự Cô Nhất mặc áo màu đỏ (áo gấm hoặc áo lụa thêu phượng), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây), lưng thắt khăn vàng và vỉ lét đỏ. Cô làm lễ khai cuông rồi múa quạt. Cô Đệ Nhất thường được thờ vào ban Tứ Phủ Thánh Cô ở trong các bản đền.
Cô Đôi Thượng Ngàn
Cô Đôi Thượng Ngàn nổi tiếng với vẻ xinh đẹp tuyệt trần, giỏi đàm luận văn thơ khiến nhiều người yêu mến.
Cô Đôi vốn là con của Vua Đế Thích trên Thiên cung, được phong làm Sơn tinh công chúa. Có thần tích kể về việc cô giáng trần làm con của một hộ quan lang đức độ, về già rồi chưa có con. Năm cô lên bốn tuổi thì gia đình quan lang chuyển tới huyện Cao Phong, tỉnh Hưng hóa. Nơi núi cao thiếu nước sinh hoạt, cô thường ra suối gánh nước về giúp gia đình. Năm cô lên mười hai, khi đó Mẫu Thượng Ngàn muốn thử lòng dân chúng, đã hạ phàm hóa làm bà lão đói khổ nằm ở gốc đa dưới chân núi Rồng. Sau biết bao người thờ ơ đi qua thì cô đã đến với lòng thương người bao la, đỡ bà dậy, đút bà miếng nước. Rồi bỗng trời đất quay cuồng, bà lão ốm yếu bỗng hóa thành Tiên, độ cô quay lại thiên đình, theo hầu cận bên Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông Tuần Quán (nên có khi còn gọi là Cô Đôi Đông Cuông)
Cô Bơ Thoải Phủ
Cô Bơ là con gái vua Thủy Tề, được phong làm Thoải cung Công chúa.
Sau naym Cô Bơ giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, báo mộng làm con của Đức Thái Bà đến giúp vua giữ nước. Nên sau khi Thái Bà hạ sinh đã hết lòng nuôi dưỡng dạy bảo.
Thời gian trôi mau, cô Bơ đến tuổi trăng tròn xinh đẹp lại giỏi văn thơ đàn hát. Khi đó, nước nhà đang gặp phải giặc Minh đô hộ,cô cùng thân mẫu lánh vào phía sâu vùng Hà Trung Thanh Hóa, nơi ngã ba bến Đò Lèn, Phong Mục
Đúng hôm đi tỉa ngô, cô gặp phải Lê Lợi đang bị địch truy đuổi nên đã ra sức giúp đỡ. Thắng lợi khi đó của quân ta không thể không kể đến công lao lớn lao của cô. Khi đó, Lê Lợi đã với lòng biết ơn, đã hẹn sau khi khải hoàn sẽ đến đón cô về làm phi tử. Nhưng mãi sau khi bình ổn, ông nhớ ra đến tìm cô thì không thấy cô nữa. Vua Lê Lợi đã phong cô là “Thượng Đẳng Thần” và cho xây dựng đền Cô, để tưởng nhớ công lao của Cô.
Cô Tư Ỷ Lan, Cô Tư Địa Phủ
Cô Tư Ý Lan theo hầu Mẫu Thượng Ngàn vốn là con vua Đế Thích chính cung. Nơi cô theo hầu Mẫu lập đền Mẫu Ý Lan nên cô còn được gọi là Cô Tư Ỷ Lan.
Cô Tư còn có một danh hiệu khác là Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ, bởi vậy có thể suy đoán cô đã từng giáng hiện đất Tây Hồ, Hà Nội.
Cô Tư rất ít ngự đồng và cũng không có ai từng được thấy cô ngự đồng để lại tài liệu gì nên y phục hầu giá cô Tư rất khó.
Cô Năm Suối Lân
Cô Năm Suối Lân giáng trần là người thiếu nữ dân tộc Nùng ở Lạng Sơn.
Cô theo hầu cận Chầu Năm suối Lân khi Chầu còn làm công chúa. Cô được coi là vị thánh cái quản cửa rừng Suối Lân (cung rừng này một cửa vào là cửa Suối Lân do Cô Năm Suối Lân trấn giữ, cửa ra là cửa Thất Khê do Cô Bé Đèo Kẻng trấn giữ). Dòng Suối Lân do cô Năm cai quản thông với sông Hóa, bốn mùa trong xanh. Có người ốm đau bệnh tật, xin nước suối cô về uống, bệnh sẽ thuyên giảm. Ai mà không biết, xuống suối tắm rửa, làm ô uế dòng nước sẽ bị cô hành cho sốt nóng mê sảng.
Cô Năm Suối Lân ít khi ngự đồng hơn Cô Sáu Lục Cung. Khi hầu giá Cô Năm Suối Lân, y phục mặc giống như màu áo Chầu Năm nhưng vạt áo ngắn hơn. Ngự đồng cô khai cuông rồi múa mồi.
Hiện nay Cô Năm Suối Lân được phụng thờ là thánh cô trấn giữ cửa Suối Lân Sông Hoá, cung thờ cô được đặt cạnh ngay đền chính của cửa Chầu Năm Suối Lân (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn).
Khi ngự đồng cô mặc áo tứ thân xanh, chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao (nón ba tầm), trên vai là chiếc đòn gánh cong với hai đầu là đôi túi đẫy đựng vải.