Tìm hiểu về Thập nhị Tứ phủ Thánh cô (phần 2)

Cô Sáu Lục Cung, Cô Sáu Sơn Trang

Tương truyền cô Sáu là tiên nữ, thấy cảnh hạ giới lầm than đã hạ phàm giáng sinh vào gia đình người Nùng (có nơi nói là người Tày) ở đất Hữu Lũng, Lạng Sơn. 

Cô Sáu sinh thời có tài hái thuốc chữa bệnh. Sau hiển thánh, Cô hầu cận bên Chầu Lục Cung Nương. Cô được muôn dân tôn là tiên cô có tài cứu người nên dân chúng khắp nơi đổ về xin cửa cô thuốc trị bệnh.

Cô Sáu ngự đồng thường mặc áo lam hoặc áo tím chàm. Cô ngự đồng khai cuồng rồi múa mồi như các Cô Sơn Trang khác. Cô Sáu cũng nổi tiếng là tiên Cô rất hay về ngự đồng. Cung thờ cô được xây ngay cạnh chính cung đền Chầu Lục Cung Nương (Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng Sơn).

Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao, Cô Bảy Mỏ Bạch

Cô Bảy có nhiều tên gọi. Cô Bảy tương truyền là người dân tộc Mọi được thờ ở đền Kim Giao, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Có sự tích nói rằng Cô là người hầu cận bên Chầu Bảy tại đền Tân La nên Cô còn có tên gọi khác là Cô Bảy Tân La.

Cô là vị thánh cô giúp người dân trồng trọt chăn nuôi và Cô cũng có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

Cô Bảy nổi tiếng là Thánh Cô rất hiếm khi ngự đầu, hầu như là chưa ai từng được diện kiến cô ngự đồng. Nên y phục và cung cách hầu giá rất khó đoán. Có nguồn tin cho rằng, khi giá ngự đồng Cô Bảy, mặc áo tím hoặc chàm lam. Cô ngự đồng khai cuồng rồi múa mồi.

Cô Bảy được thờ làm cô bản đền tại chính cung Đền Kim Giao (Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên) và còn cả tại đền Tân La ( Dốc Lã, Bảo Khê, Hưng Yên).

Cô Tám Đồi Chè 

Sự tích Cô Tám kể lại rằng, Cô sinh thời là người thiếu nữ nết na tảo tần, hái búp chè chữa bệnh cho người dân tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hóa. Vì có công lao trong cuộc đánh đuổi giặc ngoài xâm vào thời Lê Thái Tổ. Nên Cô thác hóa về trời và được dân chúng dựng đền thờ cúng, trấn giữ một bên bến sông Đò Lèn, Phong Mục.

Cô Tám Đồi Chè khi ngự đồng mặc mặc áo xanh quầy đen ( có nơi là áo tím hoa cà). Cô Tám cũng khai quang sau đó múa mồi, sau đó thường là múa tay tiên các điệu như người đi hái chè trên non. Nhưng cô rất ít khi về ngự đồng, chỉ người thật sát vía mới được cô về ngự.

Cô Tám được thờ riêng tại đền thuộc Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hóa.

Cô Chín Sòng Sơn (Cô Chín Cửu Tỉnh, Cô Chín Giếng) 

Tương truyền, Cô Chín là tiên nữ trên Thiên Đình. Do một lần vô tình đánh vỡ chén ngọc yêu thích của Ngọc Hoàng nên bị giáng xuống trần gian lĩnh phạt. Ở trần gian Cô đi khắp bể năm châu, rồi thấy cảnh sắc vùng đất xứ Thanh hữu tình. Cô đã hội họp thần nữ lại ngồi mắc võng. 

Cô Chín không có sự tích khi giáng sinh vào một người nào tại trần gian. Cô là tiên cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng gọi hồn, xem bói, chữa bệnh.

Cô Chín rất hay về ngự đồng. Khi giáng hầu, Cô hay cho thuốc chữa bệnh. Lúc ngự đồng Cô Chín mặc màu hồng phớt, hồng đào múa quạt tiễn Mẫu.

Có rất nhiều đền thờ, phủ điện thờ Cô Chín. Cô Chín ngoài thờ chính tại Đền Cô Chín Sòng Sơn còn có các đền Cô Chín Thượng Bắc Giang, Đền Cô Chín Suối Rồng, đền Cô Chín Tây Thiên…. 

Cô Mười Mỏ Ba (hay Cô Mười Đồng Mỏ) 

Lúc sinh thời, cô Mười có công giúp vua đánh giặc ngô nên được thác hóa về trời, hầu cận bên Chầu Mười Mỏ Ba

Cô Mười về ngự đồng sẽ mặc áo vàng cầm cung kiếm theo Chầu bà xông pha đánh trận.

Cô Mười được thờ chung tại đền thờ Chầu Mười.

Cô Bé Thượng Ngàn 

Cô Bé Thượng Ngàn là tên chỉ chung của các tiên cô hầu Mẫu Thượng Ngàn. Có rất nhiều Cô Bé Thượng Ngàn trấn giữ các cửa rừng lớn nhỏ. 

Khi ngự đồng các Cô mặc 

mặc quần áo thổ cẩm, chân quấn xà cạp, đeo kiềng bạc, tay cầm ô, vai đeo gùi. Các cô bé gồm:

  • Cô Bé Thượng Ngàn: Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn
  • Cô Bé Suối Ngang: huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn
  • Cô Bé Đông Cuông: huyện Văn Yên, Yên Bái
  • Cô Bé Chí Mìu: huyện Lạng Giang, Bắc Giang
  • Cô Bé Cây Xanh: huyện Lục Nam, Bắc Giang
  • Cô Bé Cây Xanh: Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Cô Bé Nguyệt Hồ: huyện Yên Thế, Bắc Giang
  • Cô Bé Minh Lương: xã Lăng Quán, Tuyên Quang
  • Cô Bé Thác Bờ: huyện Cao Phong, Hòa Bình
  • Cô Bé Sóc: Miền Nam
  • Cô Bé Mỏ Than: Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Cô Bé Móng Và: thị trấn Sapa, Lào Cai (còn gọi là Cô Bé Sa Pa, Cô Bé Tả Van)
  • Cô Bé Tây Thiên: huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Cô Bé Thoải Cung (Cô Bé Thủy Cung)

Cô tọa trên Tòa Sơn Trang và hầu cận mẫu Thoải Phủ. Do đó cô cũng được thờ tự tại những ngôi đền thuộc về Thoải Phủ. Cô rất xinh đẹp, tài giỏi, có thể hô mưa gọi gió… Thần tích về cô hiện chưa sưu tầm được.

Danh xưng đầy đủ của các Thập nhị Tứ Phủ Thánh Cô là Tứ Phủ Sơn Trang Thần Cáp Thánh Cô. Các Cô đi theo hầu cận các Mẫu hoặc các Chầu. Cần lưu ý rằng Tứ Phủ Thánh Cô không phải là Thập Nhị Bộ Tiên Nàng (12 thánh cô Sơn Trang theo hầu Mẫu Thượng Ngàn/ Tam Tòa Sơn Trang).

Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang, tấm gương liệt nữ, có công với đồng bào hoặc với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng. 

Xem thêm: Pháp khí – Pháp Phục

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.