Sách: VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP – LÝ TẾ XUYÊN
Miễn phí vận chuyển toàn quốc
Từ năm 1329 đến nay, Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên đã được giới văn học đặc biệt chú ý, đầu tiên là Nguyễn Văn Chất. Giữa thế kỷ 15, đã tăng bổ 3 hay 4 truyện vào bản chính, viết thành Tục Việt Điện U Linh Tập. Rồi đến Lê Tự Chi, năm 1513, thêm vào một bản phụ lục có tiểu sử của Tứ Vị Thánh Lang đến Kiến Hải: Lê Hữu Hỉ (1712); Cao Huy Diệu (1715) Kim Miển Muội (1771), Chư Cát Thị (1774), người thì để tự, người thì tiềm bình, chú bình, án lục, tân đính và hiệu bình;
Lê Quý Đôn trong Kiền Văn Tiểu Lục viết năm 1777, Phan Huy chú trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí năm 1821 đã nghiên cứu về nguồn gốc Việt Điện U Linh Tập Đã làm giàu cho văn học Việt Nam không phải ít. Công việc nghiên cứu một cách khoa hoc về Việt Điện U Linh Tập bắt đầu từ 1910 rồi năm 1916 với H.Maspeos, năm 1934 với E.Gaspardone, năm 1938 với Trần Văn Giá. Năm 1944, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đồng Chi, Hoa Bằng cũng đã đề cập đến tác phẩm của Lý Tế Xuyên nhưng phải đợi đến năm 1949, tác phẩm mới lại được khảo sát bằng những phương pháp mới mẻ do hai học giả nổi tiếng là GS Hoàng Xuân Hãn trong tác phẩm Lý Thường Kiệt và giáo sư M.Drond trong báo Le Peuple Vietnammien, số 3. Năm 1954, giáo sư Durand khảo cứu về triều Tiền Lý theo Việt Điện U Linh trên Kỷ Yếu của Hội Viễn Đông Bác Cổ.
Hai mươi bảy thiên thần tích mà tác giả đã dùng ngọn bút tài hòa tường thuật trong bộ sách đều là sự tích vĩ đại của những nhân vật đã sinh sống tại đất Việt, và biểu lộ một cách sán lạn những “hào khí anh liệt“, đại diện chi từng thời đại trên cổ sử Việt Nam. Trong những nhân vật đó, có vương hầu, hậu phi, công thần, liệt nữ, thích gia, đạo sĩ và bình dân, thậm chí gồm cả người Chàm; tất cả đều có những hành động xuất chúng và oanh liệt, với một tâm hồn thanh cao cứu khổ phò nguy; sau khi qua đời lại có những thần tích khác dị, đáng để người đời sau sùng bái và kính mến. Nói một cách khác, họ đều có góp sức vào công trình xây dựng tinh thần dân tộc tại Việt Nam. Đồng thời cũng có thể nói đó là một khi tàng tài liệu về Văn học sử và Thổ tục học.
Hơn nữa, bộ này gồm có nhiều tài liệu riêng biệt của Việt Nam, vì vậy, các nhà sử học, như các ông E.Gaspardone, H.Maspero, Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn và M.Durand, đều chú ý đến bộ này, hoặc đứng theo quan điểm thư chí học, khảo về niên đại và quá trình biên tập bộ này; hoặc đứng kèm theo quan điểm thư chí học, khảo về niên đại và quá trình biên tập bộ này; hoặc đứng lập trường sử học thuần túy, đã dẫn một vài phần làm sử liệu để khảo chứng cổ sử Việt Nam. Tuy vậy, nhiều đoạn trong bộ này vẫn đề nguyên, còn chờ chúng ta khai thác và tìm tòi chân lý trong đó. Nhất là việc kiểm thảo và đối chiều những tài liệu trong bộ này với các bộ sử bên Trung Quốc sẽ là một công tác rất trọng yếu trong cuộc mở mang và cổ sử và trung cổ sử Việt Nam.
Ông Lê Hữu Mục đã không ngại mọi sự khó khăn, đem nội dung bộ này dịch ra Việt văn một cách trung thực và cung cấp cho học giới Việt Nam một bản dịch rất kỹ càng và xác thực của Việt Điện U Linh Tập. Tôi xin trân trọng chúc mừng giáo sư Lê đã thuận lợi hoàn thành công việc phiên dịch và thành thực mong rằng bản dịch này sẽ là một viên gạch vững chãi cho các văn sử gia tân tiến trong công cuộc xây dựng văn học và sử học mới tại Việt Nam.
Nội dung sách bao gồm
I – Việt Điện U Linh Tập Của Lý Tế Xuyên
-
- Lịch Đại Đế Vương
- Lịch Đại Phụ Thần
- Hạo Khí Anh Linh
II – Tục Bồ của Nguyễn Văn Hiền
III – Trùng bổ của Đạo Nhân quán Tam Thanh
IV – Phụ lục của Đạo Nhân quán Tam Thánh
V – Phụ Chú của Lê Hữu Mục
Bản in lại theo nguyên gốc, chỉ còn vài bộ.
Quý vị mua sách nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Dự án phục chế sách cổ để lấy kinh phí trang bị thiết bị dập lửa tự động góp phần bảo tồn 20.000 ngôi đình ngôi chùa Việt Nam.
Xin cảm ơn!
Trung tâm khoa học tín ngưỡng VIỆT LẠC
Kích thước | Mặc định |
---|
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.