Ở bài viết số 1 chúng ta đã cùng tìm hiểu về các khái niệm cơ bản về phong thủy (Phong thủy là gì, lý giải về phong thủy, nguồn gốc của phong thủy, ý nghĩa của phong thủy). Tiếp nối những nội dung đó, ở bài viết này chúng ta hãy cùng nhau phân tích thêm những khía cạnh khác như các lĩnh vực, môn phái của phong thủy, ứng dụng của phong thủy tới đời sống.
5. Hai lĩnh vực Âm Trạch và Dương Trạch trong phong thủy
Trong phong thủy được chia ra làm hai lĩnh vực là: Âm trạch và Dương trạch
Âm trạch là gì?
Âm Trạch chính là đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Trong phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn ở nơi đất có phong thủy tốt thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.
Dương trạch là gì?
Dương Trạch là đất được dùng vào mục đích xây nhà cửa, đình, chùa, miếu, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố…. Theo phong thủy, dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, đất trời, nơi có môi trường tốt đẹp mới làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt
Người xưa quan niệm, số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (giờ, ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần.
Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai họa khi vào vận xấu, giúp tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.
Xét về nguyên lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kỹ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau.
6. Các Phái trong phong thủy
Trong Phong Thủy người ta chia ra làm 2 phái chính: Phái Hình thế và Phái Lý Pháp.
Phái Hình thế
Trường phái Hình thế do Dương Quân Tùng, đời Đường khởi xướng.
Phái Hình thế còn gọi là phái Loan đầu, vì học thuyết này chú trọng hình dạng của núi sông. Thuyết này về sau hình thành nên lý luận Hình pháp.
Lý luận của phái Hình Thế là chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến hành tổng kết quy nạp rất nhiều hình thế sông núi, kết tinh nhiều kinh nghiệm hợp lý. Thuyết lấy âm trạch làm chủ, dương trạch thường mượn dùng các thuyết của âm trạch song vẫn chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp về hình thức trong không gian.
Phái Lý pháp
Phái Lý Pháp (còn gọi là Lý khí hay phái Phúc Kiến), thuyết khởi đầu sớm nhất ở Mân Trung (Phúc Kiến) đến Vương Cấp thời nhà Nam Tống thì rất thịnh hành.
Trường phái lấy la bàn làm công cụ chính, căn cứ vào nguyên lý của âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh, Hà Lạc mà tính toán. Nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương hướng, để xác định quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung.
Chủ yếu sử dụng cách phán đoán trừu tượng là chính, chứ không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của nhà, đất, sông núi. Thuyết này về sau phát triển thành học thuyết Lý pháp.
6. Ứng dụng của phong thủy trong cuộc sống
>> Bài viết: Top 5 cuốn sách Phong Thủy mà ai cũng cần
Kiến thức phong thủy cơ bản giúp chọn nhà ở
Chọn nhà ở là một trong ba việc lớn của đời người. Sau khi thi công nhà phố hoàn thành rất khó mà thay đổi. Nếu có lại tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí. Bởi vậy, ngay từ đầu phong thủy luôn được các gia chủ quan tâm. Dưới đây là một số thông tin mà các học giả phong thủy có thể tham khảo về ứng dụng phong thuỷ trong việc chọn nhà ở.
Trước khi chọn vị trí xây nhà, cần hiểu về nguyên lý tự nhiên như sau:
-
-
- Phụ nữ khi lấy chồng, toàn bộ điện tích, cung mạng sẽ bị điện tích người chồng lấn áp. Khi chọn nhà, cần phải coi theo tuổi của chồng.
- Vợ phải nằm theo hướng của chồng.
- Nếu chồng mất thì phải coi theo con cả.
- Khi con mất, xem theo con rể.
-
Người xưa hay gọi là “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Từ trường (cung) của gia chủ được chia làm 2 phe: Đông tứ Mạng và Tây tứ Mạng. Trong đó,
-
-
- Con nhà Đông Mạng (Khảm-Ly-Chấn-Tốn) thì tìm nhà Đông tứ trạch (Chánh Bắc, Chánh Nam, Chánh Đông, Đông Nam – 3 chánh, 1 lai).
-
-
-
- Con nhà Tây Mạng (Càn-Khôn-Cấn-Đoài) thì tìm nhà Tây tứ trạch (Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Chánh Tây – 3 lai, 1 chánh).
-
-
-
- Kiến thức phong thủy cơ bản trong thiết kế kiến trúc thế nào?
-
Trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở (thiết kế căn hộ chung cư), việc ứng dụng kiến thức phong thủy giúp:
-
- Thiết kế nội thất căn hộ phù hợp mệnh từng gia chủ.
-
- Chọn vật liệu trang trí nội thất phù hợp và gia tăng năng lượng cho người ở.
-
- Chọn màu sơn trang trí phù hợp với từng không gian sống.
-
- Chọn màu sơn cho tòa nhà, công trình hợp với chức năng sử dụng.
Chọn màu sắc phù hợp
Những ai sử dụng đúng màu sắc phong thủy, sẽ đạt đến sự hài hòa lý tưởng. Lý do bởi những màu sắc này có tác dụng cân bằng năng lượng Âm và Dương. Màu sắc phong thủy được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi. Sau đó còn có thể hạn chế những điều bất lợi từ môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng:
-
-
- Mệnh Kim được tượng trưng bởi: màu sáng như trắng, xám, ghi và những sắc ánh kim
- Mệnh Mộc được tượng trưng bởi: màu xanh lục
- Mệnh Thủy được tượng trưng bởi: màu xanh nước biển, màu đen
- Mệnh Hỏa được tượng trưng bởi: màu đỏ, màu hồng, màu tím
- Mệnh Thổ được tượng trưng bởi: màu nâu, vàng đất, màu cam
-
Khi thi công nội thất hoàn toàn không thể bỏ qua yếu tố phong thủy này.
Chọn nghề nghiệp phù hợp
Chọn nghề nghiệp phù hợp cần dựa theo các mệnh của Ngũ hành. Mỗi mệnh sẽ tương ứng với một công việc khác nhau.
Ví dụ như:
-
-
- Người thuộc hành Thổ nên chọn những công việc liên quan đến đất đai như bất động sản, xây dựng, sản xuất nông nghiệp,…
- Mệnh Hỏa nên làm những công việc liên quan đến lửa như: đầu bếp, thợ hàn xì,…
-
Việc lựa chọn công việc phù hợp với phong thủy giúp bạn có cuộc sống ổn định. Nhờ đó, bạn ít bị biến động và luôn thuận lợi.
Chọn số phù hợp phong thủy
Mỗi mệnh sẽ có những con số may mắn để bổ trợ cho mệnh đó. Con số người ta thường xem phong thủy trong cuộc sống như: số nhà, biển số xe, số may mắn….
Đại diện cho Ngũ Hành, các con số tương ứng như sau:
-
-
- Số 3, 4 thuộc Hoả
- Số 1, 2 thuộc Mộc
- Số 9, 0 thuộc Thủy
- Số 5, 6 thuộc Thổ
- Số 7, 8 thuộc Kim.
-
Chọn tuổi đối tác, bạn bè, vợ hoặc chồng sao cho phù hợp dựa vào phong thủy
Chọn tuổi tác phù hợp để hợp tác công việc, kinh doanh, hay hôn nhân là việc làm hết sức cần thiết trong cuộc sống. Chọn tuổi thường có thể dựa vào Bát Quái hoặc Ngũ hành để lựa chọn. Trong Ngũ hành có tương sinh, tương hợp và tương khắc. Chọn tuổi phù hợp kinh doanh giúp làm ăn thuận lợi, cuộc sống hôn nhân hòa hợp, hạnh phúc.
Ví dụ: Nam sinh năm 1961 sẽ có tuổi hợp như sau:
-
-
- Trong kinh doanh: Quý Mão (1963), Ất Tỵ (1965), Bính Ngọ (1966).
- Trong hôn nhân: Qúy Mão (1963), Ất Tỵ (1965), Bính Ngọ (1966), Kỷ Dậu (1969), Kỷ Hợi (1959).
-
Kiến thức phong thủy cơ bản trong sức khỏe thế nào?
Ứng dụng kiến thức phong thủy vào việc cân bằng sức khỏe dựa vào 4 yếu tố sau:
-
-
- Chọn thực phẩm phù hợp – cân bằng Âm Dương.
- Chọn thực phẩm bổ dưỡng và năng lượng Bovis cao để dùng.
- Kiểm tra các loại thực phẩm có độc hại hay không? Có ảnh hưởng tới “thân tâm trí” hay không?
- Biết cách điều trị và cân bằng cho bản thân qua công cụ Reiki.
-
ĐẶT MUA CÁC SÁCH VỀ PHONG THỦY TẠI ĐÂY!
Phong thủy rất thực tế và gần gũi với đời sống con người. Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thủy vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể.
Bài viết tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản liên quan đến phong thủy, cùng những giải đáp về ý nghĩa của phong thủy đối với cuộc sống của mỗi người. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy tiếp tục đồng hành cùng Sách xưa để có thêm thật nhiều thông tin hữu ích về phong thủy.