Sách: Thánh Tông Di Thảo – Nguyễn Bích Ngô dịch
Miễn phí vận chuyển toàn quốc
“Cuối niên hiệu Nguyên Phong đời nhà Trần, ở Châu Mai có một nữ yêu tinh biến hiện nhiều hình quái gở. Khi nó hiện ra người đầu to bằng bánh xe, hoặc hai đầu sáu mình, ai trông thấy cũng chết khiếp. Khi nó biến thành gái đẹp, hoặc nhẹ như Phi Yến, hoặc béo tốt như Dương Phi, ai say mê tất phải thiệt mạng. Người địa phương bị khổ sở vì nó, đã dùng nhiều phép trừ yểm nhưng đều vô hiệu. Những đêm trăng sáng, nó thường ở trên không, ngâm rằng:
Muốn mặc văn bào chơi đế đô,
Lương nhân có biết cho?
Ngư ông khắp đất một sông hồ,
Mai thưa thớt, liễu gầy gò
Lục giáp, lục giáp, gặp chồng xưa.”
– Chuyện yêu nữ Châu Mai
Thánh Tông Di Thảo là cái tên do người đời sau đặt cho một tác phẩm gồm 19 truyện được viết theo loại hình truyền kỳ, tạp ký và ngụ ngôn (kể từ đây gọi chung là truyện).
Không như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục,…thường ghi lại những tích có sẵn; ở đây người viết hoặc dựa vào truyện dân gian, hoặc dựa vào những sự kiện lịch sử (có liên quan đến thời kháng chiến chống Minh và thời của vua Lê Thánh Tông), hoặc dựa vào văn liệu hay thực tế cuộc sống mà cấu tạo nên truyện mới. Vì vậy có thể nói Thánh Tông Di Thảo là một sáng tác phẩm, trong đó có phóng tác, có tái tạo và có cả hư cấu.
Tuy nhiên, bản gốc đã thất lạc, hiện chỉ còn lưu giữ được bản chép tay gồm 2 quyển do người thời Nguyễn sửa chữa và viết thêm mang ký hiệu A.202 tại Thư viện Khoa học xã hội (Hà Nội).
Năm 2001, bản dịch Thánh Tông Di Thảo của Nguyễn Bích Ngô đã từng được nhà xuất bản Văn học ấn hành.
“Thánh Tông di thảo, có thể cho phép ta hiểu rộng rải là tác phẩm của Trần Thánh Tông, Lý Thánh Tông hay Lê Thánh Tông đều được. Nhưng vì Lê Thánh Tông là “ông vua văn học”, và vì trong tập có chỗ chép nhiều sự việc về thời Hồng Đức (niên hiệu Lê Thánh Tông: 1470-1497), nên một số người đã khẳng định sách ấy là của ông vua này…Thực ra, nếu chú ý đến tên đất, tên người và nội dung từng truyện; thì tên sách Thánh Tông Di Thảo chỉ là một tên sách giả mạo, chẳng những không phải là tác phẩm của Lê Thánh Tông, mà cũng không phải là sách làm từ thời Lê Thánh Tông. Nó chỉ có thể vào khoảng thế kỷ 19 và 20 gần đây, có thể là sau năm Quý Tỵ niên hiệu Thành Thái thứ 5 (1893).” – GS. Trần Văn Giáp
“Không thể chỉ căn cứ vào một vài địa danh (Hà Nội, Đoái Hồ,…) hoặc thuật ngữ (Phó bảng, cử nhân,…) đến thời Nguyễn mới có…để kết luận đây là một tác phẩm giả mạo. Vì những danh từ ấy có thể do người sau sửa lại.” – GS. Bùi Duy Tân
————-
Bản in lại theo nguyên gốc, chỉ còn vài bộ.
Quý vị mua sách nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Dự án phục chế sách cổ để lấy kinh phí trang bị thiết bị dập lửa tự động góp phần bảo tồn 20.000 ngôi đình ngôi chùa Việt Nam.
Xin cảm ơn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.