Sách : Tục Thờ Thần Qua Am Miếu Nam Bộ – Nguyễn Hữu Hiếu
Miễn phí vận chuyển!
—————————————————————————————————————————————
Căn cứ vào không gian thờ phụng có thể chia tín ngưỡng dân gian Nam Bộ thành hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất gồm đình làng và đền thờ danh nhân. Đình làng thờ thần Thành hoàng bồn cảnh, thường là vô danh tính cùng phối tự hoặc không, với một vài vị phúc thần khác; đền thờ danh nhân là nơi vọng ngưỡng chiêm bái thể hiện sự nhớ ơn đối với những nhân vật lịch sử được thần hóa sau khi qua đời theo quan niệm “sanh vi tướng, tử vi thần” gồm cả các vị lúc sinh thời không phải là tướng, nhưng có công với dân với nước. Cả hai đối tượng này đều sở hữu một cơ sở vật chất khá quy mô bề thế.
Bộ phận thứ hai với không gian tín ngưỡng khiêm tốn hơn, có khi chỉ một vài mét vuông bằng tre lá đơn sơ, nhưng rất phổ biến và hiện diện hầu như khắp làng xóm ở Nam Bộ. Đó là các am, miếu với nội dung tín ngưỡng vô cùng đa dạng, gồm các đối tượng, phổ biến là Thổ thần, Ông Tà, Ông Địa, Bà Thủy, Bà Đại Càn, Bà Ngũ Hành, Bà Chúa Xứ, Bà Thiên Hậu, Quan Công… Dân gian ở đây thường gọi không gian thờ phụng các đối tượng này với nhiều tên khác nhau, như: am, cốc, miếu, miễu, thậm chí có khi là dinh tùy theo địa phương hoặc cơ ngơi tín ngưỡng.
Hai bộ phận này cùng với một số loại hình tín ngưỡng dân gian khác hình thành nên diện mạo văn hóa tâm linh Nam Bộ. Dĩ nhiên là văn hóa Nam Bộ xuất phát từ “cái nôi sông Hồng”, cội nguồn chung của văn hóa dân tộc. Nhưng nếu so với cơ sở tín ngưỡng dân gian ở miền Trung và nhất là ở miền Bắc, thì đối tượng này ở Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt với số lượng nhiều hơn, đa dạng hơn về tên gọi đồng thời phong phú hơn về nội dung tín ngưỡng.
Tìm hiểu căn nguyên sự khác biệt của tục thờ cúng qua am miếu ở Nam Bộ so với vùng miền khác trong nước là góp phần truy ra nguồn gốc hình thành một bộ phận niềm tin tín ngưỡng dân gian qua một số tục thờ cúng cụ thể của cư dân trên vùng đất mới và qua đó nhận ra bản sắc và giá trị của nó, là nội dung của tập sách này.
Tục thờ cúng qua am miếu ở Nam Bộ là một tín ngưỡng dân gian vùng miền, là sản phẩm văn hóa của mấy trăm năm khai hoang mở cõi, là sự hội tụ của nhiều yếu tố xã hội, tộc người, hoàn cảnh tự nhiên của địa phương, nhưng bao trùm lên trên vẫn là tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc. Điều đáng lưu ý ở đây là tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc không truyền thẳng vào vùng đất mới Nam Bộ hay nói khác hơn là đại bộ phận lưu dân vào khai phá vùng Đồng Nai – Cửu Long vào thế kỷ XVII không phải những lớp cư dân ở châu thổ sông Hồng trực tiếp di cư vào Nam từ thế kỷ XI mà là hậu duệ nhiều đời của họ, phải trải qua trên dưới 600 năm mới đặt chân lên vùng đất Mô Xoài – Bà Rịa. Theo dõi cuộc trường chinh Nam tiến kéo dài ngót sáu thế kỷ trên dải đất miền Trung, vốn là quê hương văn hóa của dân Chăm mới thấy được quá trình dung nạp thêm yếu tố mới vào tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc, trước khi tiếp xúc với tín ngưỡng Khmer bản địa trên đất Nam Bộ. Đó là nền tảng cốt lõi của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ, trong đó cả tục thờ cúng qua am miếu.
Tác giả
Nguyễn Hữu Hiếu
Bản in lại theo nguyên gốc, chỉ còn vài bộ.
Quý vị mua sách nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Dự án phục chế sách cổ để lấy kinh phí trang bị thiết bị dập lửa tự động góp phần bảo tồn 20.000 ngôi đình ngôi chùa Việt Nam
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.