Top 5 cuốn sách Kinh Dịch bạn không nên bỏ lỡ

Kinh Dịch ra đời đã bao nghìn năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Đông phương và Tây phương nói chung và các nhà nghiên cứu Trung Hoa nói riêng đều khẳng định đây là một công trình hiếm thấy trên thế giới. Ở nước ta vào trước cách mạng tháng 8, Kinh Dịch được nhà nươc đưa vào khoa trường, nó từng trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho. Tuy nhiên trong thế giới hiện đại ngày nay, Kinh Dịch đang dần trở nên mất đi vị thế vốn có của nó, cũng vì thế mà sách về Kinh Dịch cũng đang dần ít đi và hiếm có bản sách nào hoàn chỉnh. Và hôm nay, hãy cùng Tusachxua điểm qua Top 5 cuốn sách Kinh Dịch được nhiều người lựa chọn nhất nhé!

Tại bài viết này Tusachxua sẽ giới thiệu cho các bạn 5 cuốn sách kinh điển tìm hiểu về Kinh Dịch từ các học giả nổi tiếng của nước ta.

1. Kinh Dịch – Ngô Tất Tố

Trong Kinh Dịch các yếu tố duy vật, tiến bộ của học thuyết Mặc Địch, các triết lý nhân sinh trong Kinh Dịch được Ngô Tất Tố trình bày một cách khách quan khoa học. Ông cho rằng, đây là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại, là bộ sách cổ triết học phương Đông. Nhưng Kinh Dịch không như Kinh Thi, Kinh Thư; nó là thứ sách nói hết sự lý vô cùng, vô tận của thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một cái đạo lý…

Link mua sản phẩm =>> tại đây!

Kinh Dịch Trọn Bộ - Ngô Tất Tố

Giới thiệu Kinh dịch của Ngô Tất Tố, chúng tôi mong cung cấp một cuốn sách khảo sát giúp bạn đọc hiểu thêm về văn học cổ Trung Hoa từ thời Phục Hy tới Xuân Thu, Hán, Đường… cũng đồng thời giúp các nhà nghiên cứu Hán Nho, bộ sách cổ xưa ẩn khuất bao niềm triết lý về tu, tề, trị, bình và cách xem hình tượng, chiêm đoán để tham khảo, ngẫm suy lẽ hay.

Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.

2. Kinh Dịch – Đạo của người quân tử – Nguyễn Hiến Lê

Là một học giả đứng đắn, nghiêm túc và tài năng, Nguyễn Hiến Lê đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm dịch thuật và nghiên cứu. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình khoa học thể hiện một sự lao động cần mẫn, một trái tim say mê nồng nàn cuộc sống, một tâm hồn ngày cảm và một trí tuệ uyên thâm tuyệt vời. Tất cả những điều đó cho ông một chỗ đứng đầy trân trọng trong người đọc trong và ngoài nước.

Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh Dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kỳ lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những điểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh dịch và qua đó giúp đọc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống.

Link mua sản phẩm =>> tại đây!

Kinh Dịch - Đạo của người quân tử

Bản dịch nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú sáng sủa, thuần khiết; phần biên khảo, chú thích rõ ràng, khoa học. Vè mặt nào đó, Nguyễn Hiến Lê đã lí giải khá thành công Kinh dịch không thuần túy là sách bói toàn. Tác giả viết tập này chủ ý để hướng dẫn đọc giả muốn tìm hiểu triết lí trong Kinh dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách xử thế trong Kinh Dịch hay còn gọi là Đạo Dịch, đạo của các bậc chính nhân quân sự thời xưa.

3. Mai Hoa Dịch Tân Biên – Vưu Sùng Hoa

Bộ sách Mai Hoa Dịch của Triệu Khang Tiết (người nhà Tống) được coi là nền tảng của phương pháp bốc dịch và mở ra một khoa nghiên cứu mới trong thời kỳ hiện đại: môn dư trắc học. Nhiều nhà nghiên cứu Kinh Dịch muốn đem những lý thuyết mới mang tính khoa học soi rọi vào những chỗ huyền hoặc, bí hiểm của Kinh Dịch để cho pho sách này mang một cách nhìn mới của thời đại. Cuốn Mai Hoa Dịch Tân Biên của Vưu Sùng Hoa là một tác phẩm như thế.

Link mua sản phẩm =>> tại đây!

Mai hoa dịch số tân biên

Mai Hoa Dịch Tân Biên trình bày những vấn đề sau:

    • Ý nghĩa đích thực của Âm Dương trong Thái Cực Đồ. Các nguyên lý cơ bản của Kinh Dịch được diễn giải để người đọc hiểu thẳng các quẻ (tức là các tình huống) mà trung tâm của nó là lý thuyết Âm Dương.
    • Sử dụng phương pháp dự đoám để trực tiếp giải mã các biến cố trong đời sống và đó cũng là con đường đưa tâm hồn, bản ngã cùng vạn vật, trời, đất, con người.
    • Lý thuyết Ngũ Hành được ứng dụng đa dạng trong dự đoán theo thứ lớp. Độc giả sẽ thấy các ví dụ để thực hành đều có minh họa cụ thể cho từng trường hợp rất linh hoạt, đễ hiểu vô cùng so vớ sự giải thích của những sách về Kinh Dịch có mặt trên thị trường hiện nay.
    • Các Trùng Quái đại diện cho những tình huống lớn đều có tranh minh họa từ đại thể đến chi tiết thay vì giải thích dài dòng khó hiểu. Tranh minh họa sáng tạo, vô ngôn, giúp độc giả hiểu cực kỳ nhanh chóng ý nghĩa quẻ Dịch, vì “một bức hình nói lên cả ngàn lời”.

Vấn đề then chốt trong cuốn sách này là Kinh Dịch được dùng như một cơ sở để rèn luyện trực giác, trực giác là một khả năng có thực, tiềm ẩn trong mỗi con người, nó nhạy bén hay không là do công phu rèn luyện, có trực giác nhạy bén, người ta có thể dự đoán được những tình huống sẽ xảy ra một cách tự nhiên, và dựa vào đó, người ta sẽ chọn ra một phương cách ứng phó phù hợp và tích cực để tăng thêm ý nghĩa cho cuộc sống.

4. Chu Dịch – Phan Bội Châu

Trích lời giới thiệu của cụ Huỳnh Thúc Kháng: “Thuở nay nhiều người xem bộ Chu Dịch như một thứ sách chỉ dùng về việc bói, việc số, đã không ích cho đời, mà lại dẫn người đời vào cõi mê tín. Nay có bản sách này, không khác gì dọn gai gốc mà thấy đường bằng, vẹt mây mù mà thấy mặt trời, làm cho chân tướng triết học cùa thánh hiền Đông phương bị che lấp mấy trăm đời, nay được bày tỏ một cách sáng suốt, giá trị của bản sách này không phải là ít. Toàn bản Chu Dịch Quốc văn này cả mười quyền nhỏ, đầu từ quẻ Càn, sau đến quẻ Vị Tế, gồm sáu mươi bốn quẻ, Hào từ, Tượng, Soán, đều có giải nghĩa, mà bình luận một cách rõ ràng. Hiện xã hội ta ngày nay, đối với Hán học có chiều lãnh đạm, nhất là triết học cao sâu thâm thúy như bản Chu Dịch này, lại cũng ít người muốn xem; mà có lẽ cũng ít hiểu nữa. Tuy vậy, ngọc ở trong đá, vàng ở dưới bùn, dầu là ít người thưởng thức đến, song cái giá trị quý báu của nó không vì cái có che lấp ấy mà tiêu mòn, mà hai mươi triệu con Hồng, cháu Lạc này há lại không có người có cái ý tưởng đối với triết học phương Đông ta mà tỏ lòng muốn bảo tồn và phát triển ra hay sao?

Link mua sản phẩm =>> tại đây!

Kí giả nghĩ thế nên trước hết viết mấy lời tỏ cùng đồng bào ta biết nhà Hán học ta có người học được thâm thúy, đủ tri thức mà phát triển được những học thuyết của thánh triết xưa, để cống hiến cho kẻ hậu học, sau xin đăng bài Tựa của người làm bản sách Chu Dịch Quốc Văn ấy. Độc giả nếm một miếng cũng đủ biết mùi toàn đỉnh, còn sự ấn hành xin đợi ngày khác.”

Viết về Kinh Dịch – một trong ngũ kinh của Nho gia, tiêu biểu nhất cho trí tuệ phương Đông, sau cụ Sào Nam còn có các tên tuổi lớn khác như Ngô Tất Tố và sau này là Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần… họ đã đóng góp những lý giải sâu sắc trong việc tìm hiểu Dịch lý. Dù vậy thì Chu Dịch của cụ Sào Nam vẫn là công trình có quy mô chuyên sâu, được giới học thuật thường nhắc đến. Với vốn nho học uyên thâm, thêm vào đó là sự chiêm nghiệm đầy lịch lãm về lịch sử và thời cuộc của tác giả, bộ Chu Dịch này dường như đã thoát ra cái vẻ cổ kính điển phần của nó để mang lấy một hơi thở hiện đại, một cái nhìn giàu chất cách tân về những đơn quái, trùng quái, soán từ, hệ từ… đầy màu sắc thần bí trong Dịch lý – một nguyên lý quan trọng đã chi phối hệ tư tưởng suốt mấy ngàn năm trong xã hội Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản,…

5. Luận Quẻ Dịch – Lưu Huyền Khoa

Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.

Dịch là biến đổi, tức là tùy thời biến đổi để theo Đạo. Nó là thứ sách rộng lớn đầy đủ, hầu để thuận theo lẽ tính mệnh, thông đạt cớ u minh, hiểu hết tình trạng muôn vật mà bảo những cách mở mang các vật, làm thành các việc Thánh nhân lo cho đời sau như thế, có thể gọi là tột bậc.
Link mua sản phẩm =>> tại đây!
 
Dịch có bốn điều thuộc về Đạo của thánh nhân: để Nói thì chuộng Lời, để Hành động thì chuộng sự Biến đổi, để chế Đồ đạc thì chuộng Hình tượng, để Bói toán thì chuộng lời Chiêm đoán của nó. Cái lẽ lành, dữ, tiêu, lớn, cái đạo tiến, lui, còn, mất, có đủ ở Lời. Suy Lời xét Quẻ, có thể biến sự Biến đổi, thì sự Chiêm đoán tự nhiên ngụ ở trong đó.

Tác giả Lưu Huyền Khoa viết cuốn Luận Quẻ Dịch nhằm hướng dẫn mọi người đọc và hiểu kinh dịch. Qua đó tự hiểu về đời mình.

Tusachxua hân hạnh giới thiệu tới quý đọc giả những cuốn sách Kinh Dịch kinh điển nhất không ngoài mục đích góp phần khôi phục lại những giá trị truyền thống cũ thông qua con đường trí tuệ và khoa học. Hy vọng rằng 5 cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu thêm về Dịch Lý, một tư tưởng có bản của nền văn hóa đông phương diệu kỳ và vĩ đại.

Tìm hiểu thêm về sách Kinh Dịch >>> tại đây!

 

 

 

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

098 164 0961